>> Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chào đón sự kiện IChO 2014 tổ chức tại Việt Nam
Từ ngày 20-29/7/2014, kì thi Olympic Hóa học Quốc tế (IChO 46) lần thứ 46 sẽ diễn ra tại Việt Nam, dưới sự điều hành của Ủy ban Olympic Hóa học quốc tế. Với công tác chuẩn bị từ năm 2010, Ban Chuyên môn của Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ đề tham khảo gồm 29 đề lý thuyết và 7 đề thực hành.
Theo PGS.TS Bùi Duy Cam, Trưởng ban tổ chức, khâu quan trọng nhất của việc tổ chức đó là triển khai công tác làm đề. Ban ra đề phải là những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực hóa học, được đảm bảo bí mật tuyệt đối. Đây được coi là tài sản tối mật quốc gia tương tự như đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ.
Sau đó, ban chuyên môn sẽ để các chuyên gia, học sinh giỏi làm thử, kiểm tra phổ điểm và tránh những sai sót không đáng có.
Sau đó, ban chuyên môn sẽ để các chuyên gia, học sinh giỏi làm thử, kiểm tra phổ điểm và tránh những sai sót không đáng có.
PGS Bùi Duy Cam - Trưởng ban tổ chức cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế 2014.
Ông Bùi Duy Cam cũng chia sẽ kinh nghiệm thực tế một số năm cho thấy hội đồng giám khảo quốc tế có thể bác bỏ một số câu hỏi trong đề thi và yêu cầu thay thế. Trong đó, câu hỏi thực hành thay đổi rất khó vì liên quan đến dụng cụ thí nghiệm, nên đây là điều ban ra đề đặc biệt quan tâm.
Trưởng ban tổ chức cũng nhấn mạnh công tác an ninh, nhất là khu vực thi thực hành tại Đại học sư phạm Hà Nội được bảo mật tuyệt đối.
Khi ra đề đã kèm theo thang điểm và hướng dẫn chấm chi tiết, chất lượng đề, yêu cầu đề, độ khó phải đáp ứng được yêu cầu chung của Ủy ban Olympic quốc tế.
Thời gian qua Chủ tịch Olympic Hóa học quốc tế đã đến Việt Nam và xem trước có sự góp ý với đề mà nước chủ nhà Việt Nam xây dựng, ông đã đánh giá cao sự chu đáo, tính chuyên nghiệp của nước chủ nhà.
Trước khi kỳ thi diễn ra, ban chuyên môn đã gửi cho các nước đề tham khảo gồm 29 đề lý thuyết, 7 đề thực hành, hoàn tất việc giới thiệu đề thi chính thức cho cho IChO 2014. Sau đó, Ủy ban Olympic Hóa học quốc tế đã họp phiên toàn thể để lắng nghe ban đề, trình bày tóm tắt ý tưởng, nội dung các câu hỏi. Đề thi này sẽ giám khảo quốc tế thảo luận, sau đó đưa ra hội đồng biểu quyết. Nếu đảm bảo 75% các thành viên đồng ý đề thi mới được thông qua.
“Ban chuyên môn đã quan tâm rất kỹ đảm bảo đề vừa nằm trong kỹ năng cho học sinh phổ thông, học trong khối kiến thức này. Thời gian 5 tiếng như vậy với dạng đề là vừa với học sinh giỏi. Đã là cuộc thi phải công bằng, khách quan chứ không có chuyện chúng ta ra đề rồi mớm cho học sinh Việt Nam. Tất cả các nước đều coi đây là một sân chơi bình đẳng. Học sinh Việt Nam không được hưởng lợi gì từ việc Việt Nam là nước chủ nhà trong kỳ thi lần này”, PGS Bùi Duy Cam khẳng định.
Ngoài ra, các nước chủ nhà phải lo cho các đoàn khâu ăn, ở, các điều kiện thăm quan, du lịch cho các đoàn đến Việt Nam, ngoài ra còn toàn bộ chi phí cho việc xây dựng đề thi, các ứng dụng thực hành thí nghiệm, các chi phí khác như bảo vệ, y tế.
Sau kỳ thi, các dụng cụ đã được trang bị sẽ phục vụ cho ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Sư phạm Hà Nội và một số trường phổ thông để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.
Đối với bài thi thực hành, ban tổ chức đã chuẩn bị bộ phận dự phòng để xử lý trường hợp thiếu dụng cụ, hóa chất khi học sinh đang làm bài.
Tuy nhiên, có những đồ dùng được quy định trong đề thi nếu thí sinh đánh vỡ sẽ không được làm, những hóa chất bị thiếu nếu thí sinh xin thêm sẽ bị trừ điểm.
Sau khi bài thi được chấm xong sẽ được phô tô thành 2 bản. Ban tổ chức sẽ bản gốc giữ và đưa một bản phô tô cho ban giám khảo chấm, bản khác gửi cho các đoàn chấm theo đáp án và thang điểm có sẵn. Các đoàn sẽ có cuộc đối thoại nếu phần chấm lệch nhau và thỏa thuận, cuối cùng mới có điểm chi tiết.
Cơ cấu giải cho huy chương vàng chiếm từ 8-12%, huy chương bạc từ 18-22%, huy chương đồng từ 28-32%.
PV: Hà Trang P2 1215 (Theo Zing News)