Những điều thí sinh thi vào Đại học quốc gia Hà Nội năm nay phải biết

By toan | 17 Tháng Mười Một, 2014

Băn khoăn chọn ngành

Trước những thắc mắc của thí sinh chuẩn bị dự kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới vào Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), lãnh đạo một số trường, khoa thuộc ĐHQGHN đã kịp thời giải đáp. 
Nhiều học sinh cho rằng, các em ở phổ thông chỉ học trình độ tiếng Anh phổ thông cơ bản, với nền tảng kiến thức đó liệu có cơ hội nào vào các ngành ngoại ngữ của Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN) hay không, cơ hội việc làm tới đâu? Ông Phạm Văn Kim, Trưởng phòng Chính trị và Công tác HSSV nhà trường cho biết, học sinh có thể thi khối D1 vào học tất cả các ngành mà trường hiện đang đào tạo: Ngôn ngữ Anh, sư phạm Anh, tiếng Anh tài chính ngân hàng, tiếng Anh kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh.Ngoài ra các ngành ngôn ngữ Nga, sư phạm Nga, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Trung, sư phạm Trung, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn Quốc, ngôn ngữ Ả Rập cũng nhận các thí sinh.

Nếu có năng lực tốt, sinh viên có thể hoàn thành hai bằng cử nhân song song trong thời gian đào tạo 4 năm tại ĐHQGHN. Ảnh minh họa

Sinh viên tốt nghiệp các ngành như tiếng Anh tài chính ngân hàng, kinh tế quốc tế…có sự am hiểu về tiếng Anh, ngoài ra có thêm kiến thức quản trị kinh doanh…và có thể làm việc ở các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo ông Kim, với khóa đầu tiên tốt nghiệp khi được hỏi thì phần lớn các em đã tìm được việc làm và hài lòng với công việc hiện tại.Liên quan tới công tác tuyển sinh của Trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN), thí sinh thắc mắc hiện có một số ngành mới có tuyển theo đề án tuyển sinh riêng hay không? Trao đổi về vấn đề này PGS. Nguyễn Việt Hà, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm nay trường vẫn thi ba chung theo đề thi của Bộ GD&ĐT. Trường sẽ tuyển sinh theo nhóm ngành, với 8 ngành đào tạo được chia làm 4 nhóm, điểm trúng tuyển được xét theo các nhóm ngành, thí sinh đỗ vào các nhóm ngành dựa trên nguyện vọng, điểm trúng tuyển và chỉ tiêu cụ thể của từng ngành.
Khi vào học, sinh viên sẽ có cơ hội dự thi vào các ngành chất lượng cao, chương trình đạt chuẩn quốc tế. Được biết, hiện trường đang đào tạo ba ngành chương trình chất lượng cao và chuẩn quốc tế (CNTT, Khoa học máy tính và Điện tử truyền thông). Trước nhiều câu hỏi của học sinh và thí sinh về các ngành mới tại Trường ĐH Công nghệ, các ngành này học xong sẽ làm ở đâu, bởi thực tế hiện cử nhân và thạc sỹ học những ngành có tiếng cũng đang thất nghiệp rất nhiều? PGS. Nguyễn Việt Hà cũng cho  biết, hiện trường có hai ngành mới được tuyển sinh trong năm nay là Truyền thông và Mạng máy tính, nếu sinh viên yêu nghề và có sự chuẩn bị tốt bằng kiến thức thì ra trường đều có thể tìm được việc làm.
“Với 2 ngành mới này, đây là hai ngành có tính liên ngành, trước khi mở hai ngành này trường đã dựa trên sự khảo sát nhu cầu của xã hội và sự phát triển của Internet cần nhu cầu cao. Đây là yếu tố đảm bảo đầu ra. Mọi cơ hội việc làm đều trong tay sinh viên, nếu các bạn có yêu nghề thì cơ hội việc làm càng cao” PGS. Hà khẳng định.

Học song song hai bằng cử nhân

Nhiều thí sinh muốn dự thi vào Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN) nhưng lại sợ không được miễn học phí như các trường có đào tạo sư phạm khác? Vấn đề này PGS. TS Lê Kim Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục cho biết, với chính sách ưu tiên trong đào tạo giáo viên thì sinh viên ĐH Giáo dục cũng được đảm bảo quyền lợi giống như sinh viên các trường sư phạm được đào tạo để trở thành giáo viên. Chính sách sẽ thực hiện chung nhưng mỗi trường có đặc thù riêng.
Về vấn đề đào tạo cử nhân sư phạm thuộc ĐH Giáo dục có gì khác so với các trường ĐH sư phạm khác? PGS. Long cho rằng, trong quan niệm một nhà giáo trước hết phải là một nhà khoa học, sau đó mới là nhà sư phạm. Sinh viên vào trường sẽ được học 3 năm tại hai trường có bề dày về khoa học cơ bản là Trường ĐH KHTN và Trường ĐH KHXH&NV, sang năm thứ 4 sinh viên sẽ được học Khoa học giáo dục và nghiệp vụ sư phạm tại Trường ĐH Giáo dục, ở đây sẽ được học kỹ năng, thực hành nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên. “Mỗi năm Trường ĐH Giáo dục chỉ tuyển 300 chỉ tiêu cho 6 ngành học (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Văn), mỗi ngành như vậy chỉ có 50 sinh viên và trường sẽ có điều kiện chăm chút các em từ khi vào tới khi ra trường” Hiệu trưởng Lê Kim Long cho biết. 
Thông tin đào tạo ngành kép tại ĐH Ngoại ngữ được nhiều thí sinh quan tâm, ông Phạm Văn Kim, Trưởng phòng Chính trị và Công tác HSSV cho biết, với việc đào tạo ngành kép hiện trường đang đào tạo ở ba ngành là tiếng Anh quản trị kinh doanh, tiếng Anh ngân hàng, tiếng Anh kinh tế quốc tế, điều kiện để được học là thí sinh nộp hồ sơ và khai đăng ký từ đầu khi vào học để được xét. Trao đổi thêm, TS. Nguyễn Thị Quế Anh, Phó Chủ nhiệm khoa Luật (ĐHQGHN), nơi có đào tạo ngành kép cũng cho biết, khi sinh viên đỗ vào khoa Luật cũng sẽ có cơ hội nhận bằng kép, sinh viên có thể học song song thêm ngành Cử nhân tiếng Anh (ĐH Ngoại ngữ) tổ chức, thí sinh đỗ khối A, A1, D, D1 có thể học kép các ngành Tài chính ngân hàng, Kinh tế phát triển (ĐH Kinh tế) tổ chức. 
Ngoài ra, với hệ dự bị dân tộc muốn vào học tại khoa Luật sẽ được xét dựa trên kết quả tuyển sinh 2014 và kết quả rèn luyện một năm tại trường dự bị trong cả nước theo nguyên tắc xét từ cao tới thấp. Chỉ tiêu năm nay cho hệ này tại khoa Luật là 15 em (chiếm 5%  tổng số chỉ tiêu của khoa Luật năm 2014). 

(Theo Giaoduc.net.vn)

Về chúng tôi

Error

Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam

Bài viết mới nhất

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam khánh thành không gian học tập xanh

Khánh thành công trình thanh niên sáng tạo của tuổi trẻ trường Ams

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM TIẾP ĐÓN ĐOÀN ỦY BAN GIÁO DỤC QUỐC HỘI PHILIPPINES

Danh mục

Từ khóa

Những bài viết liên quan