“Lớn lên từ mái trường” – nơi hoài niệm

By toan | 17 Tháng Mười Một, 2014

Mở đầu cuộc giao lưu, chị Thụy Anh đã chia sẻ những nỗi niềm của học sinh chuyên nói chung và học sinh trường Hà Nội – Amsterdam nói riêng. Khi trở về, sau một thoáng bất ngờ vì trường giờ đây đã nhiều đổi khác, chị vẫn luôn cảm nhận được sự ấm áp của ngôi trường chuyên ngày nào, với tình cảm bạn bè, tình cảm thầy trò thắm thiết, gắn bó. Theo chị, giá trị đích thực của Ams không nằm ở sự khang trang, hiện đại, mà nằm ở chính bản thân mỗi con người. Tiếp theo đó, tất cả hội trường đã được  lắng nghe những lời tâm sự, gửi gắm của cô Lê Thị Oanh – hiệu trưởng nhà trường. Là một người gắn bó với trường Ams từ những ngày đầu, hơn ai hết, cô hiểu được giá trị, tài năng và bản lĩnh của các Amser xưa và nay – những con người luôn ấp ủ biết bao mơ ước và khát vọng chinh phục đỉnh cao.

Cô Lê Thị Oanh – Hiệu trưởng nhà trường lên gửi tặng bó hoa cảm ơn

Chị Thụy Anh gửi tặng bó hoa tri ân các thầy cô giáo

Trong chương trình giao lưu này, các học sinh khối 11 cũng đã được giới thiệu sơ qua về cuốn “Mùa hè năm Petrus” và được trò chuyện với tác giả Lê Văn Nghĩa – một cây bút nổi tiếng với đề tài trào phúng. Mùa hè năm Petrus” là câu chuyện về trường lớp, thầy cô, bạn bè và những mối quan hệ của nhóm bạn học sinh lớp cuối trung học đệ nhất cấp (trung học cơ sở ngày nay) ở một ngôi trường toàn nam sinh vào giữa cuối thập niên 60 thế kỷ trước ở Sài Gòn. Chia sẻ về tác phẩm của mình, nhà văn Lê Văn Nghĩa nói: “Cuốn sách này chỉ đơn giản là sự hoài niệm về tuổi thơ đã đi qua”. 

Cuốn sách Mùa hè năm Petrus”

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam là ngôi trường nổi tiếng với truyền thống hiếu học lâu đời, là nơi hội tụ những tài năng của đất nước, là đại diện cho tinh thần học tập không chỉ của Thủ đô mà còn của cả nước. Đây chính là lý do để nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa lựa chọn trường Amsterdam để chia sẻ những câu chuyện của mình, như một kết nối giữa hai ngôi trường lớn ở hai đầu đất nước.

Một buổi chia sẻ đầy cởi mở.

Bác Lê Văn Nghĩa biểu diễn tài lẻ - ảo thuật 

Đồng thời, trong quá trình giao lưu, các Amsers cũng đã được tham gia trò chơi để khám phá các kĩ năng xã hội cần thiết phải có. Trò chơi này đã làm nóng bầu không khí trong hội trường, thu hút sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của tất cả các bạn học sinh. Sau trò chơi này, mỗi bạn cũng đã tự rút ra được các kĩ năng cần có như giao tiếp, thỏa thuận, bảo vệ quan điểm, đánh giá bản thân và đối tác để chia sẻ đúng lúc, không nhầm lẫn,…

Nhiệm vụ của trò chơi là thuyết phục người bạn của mình mở bàn tay ra

Mỗi bạn có một cách làm riêng

Phần giao lưu và những tiếng cười sảng khoái

http://www.youtube.com/watch?v=dygFWirwq0Q&feature=youtu.be

Các nhà văn chia sẻ những bài thơ của mình

Trong chương trình, các bạn học sinh của trường cũng đã được chia sẻ những điều làm nên giá trị “Hà Nội – Amsterdam”, những điểm mạnh, điểm yếu và những ước mơ, hoài bão của mình. Rất ấn tượng trước những lời động viên của hai khách mời và nội dung của chương trình ngày hôm đó, bạn Tuấn Hoàng (11P2) đã mạnh dạn lên sân khấu trình bày bài thơ mà mình tự sáng tác để dành tặng buổi giao lưu. Bài thơ này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các khách mời và các thầy cô, học sinh có mặt trong hội trường.

https://soundcloud.com/user189191316/th

Bạn Tuấn Hoàng trình bày bài thơ của mình

Ngoài cuốn sách của tác giả Lê Văn Nghĩa, với mong muốn sách sẽ trở thành một món quà tinh thần không thể thiếu, nhà xuất bản Trẻ cũng đã mang tới cho các học sinh món quà là những cuốn sách vô cùng bổ ích, đồng thời tặng một tủ sách “Khoa học và khám phá” cho nhà trường.

Các bạn nhận được những cuốn sách đa dạng về chủ đề

Cuối chương trình, tác giả Lê Văn Nghĩa đã kí tặng sách cho các bạn học sinh. Đồng thời, các học sinh tham gia giao lưu cũng thực hiện hoạt động viết những tâm sự, gửi gắm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Rất đông các bạn học sinh muốn được kí tặng 

Tấm bảng tri ân

Có thể nói, buổi giao lưu “Lớn lên từ mái trường đã thành công rực rỡ”. Đây chắc chắn sẽ là một kỉ niệm không thể nào quên đối với những bạn đã tham gia chương trình. Hi vọng rằng, trong thời gian sắp tới, các học sinh trường Ams sẽ có thêm được nhiều buổi giao lưu, chia sẻ thú vị hơn nữa.

 

Nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa – cựu học sinh trường Petrus Trương Vĩnh Ký – trường THPT chuyên Lê Hồng Phong ngày nay. Ông hiện đang là Phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, phụ trách tờ Tuổi Trẻ Cười.

Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh – nhà thơ, nhà văn, dịch giả, chủ tịch câu lạc bộ “Đọc sách cùng con”, cựu học sinh chuyên Nga khóa 1988 – 1991 của trường Hà Nội – Amsterdam. Khi là học sinh của trường, chị đã đoạt giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi tiếng Nga toàn quốc, đội tuyển Olympic tiếng Nga quốc tế năm 1991.


PV: Hà Trang (Pháp 2 12-15)

       Khánh Linh (Trung 13-16)

Ảnh: Minh Hoàng – Lê Minh












Về chúng tôi

Error

Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam

Bài viết mới nhất

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam khánh thành không gian học tập xanh

Khánh thành công trình thanh niên sáng tạo của tuổi trẻ trường Ams

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM TIẾP ĐÓN ĐOÀN ỦY BAN GIÁO DỤC QUỐC HỘI PHILIPPINES

Danh mục

Từ khóa

Những bài viết liên quan