Các khoá học đại trà trực tuyến mở (MOOC): Không phải chỉ màu hồng

By toan | 22 Tháng Mười, 2014

Đã hai năm kể từ khi ra mắt, nhưng dường như sự tán dương ồn ào ban đầu dành cho các khóa học này chỉ là những lời đồn thổi.

Hàng triệu người đã đăng kí vào các khóa học trực tuyến được tài trợ bởi những trường đại học hàng đầu, nhưng tỉ lệ bỏ học và kết quả học tập đáng thất vọng từ một phần những người hoàn thành khóa học lại nổi lên như một vấn đề đáng ngại. Tuần qua, một báo cáo dựa trên kết quả hợp tác giữa trường Đại học San Jose State và Udacity – nhà cung cấp bài giảng trực tuyến lớn, đã chỉ ra rằng học sinh có hoàn cảnh khó khăn có kết quả học tập đặc biệt yếu kém và các sinh viên cảm thấy sự không mạch lạc trong các bài học. Thống kê chung chưa được đưa ra nhưng theo một tài khoản theo dõi thì phần lớn những “khóa học đại trà trực tuyến mở có tỉ lệ hoàn thành chưa đến 10%.”

Cùng với đó, những khóa học trực tuyến vẫn chưa tìm được một mô hình kinh doanh bền vững. Đầu tháng này, nhà cung cấp Coursera đã công bố khoản thu 1 triệu đô la từ phí chứng nhận hoàn thành khóa học của các học viên. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ so với khoản tiền thực sự thúc đẩy hoạt động của tổ chức này: 65 triệu đô la vốn đầu tư từ công nghệ giáo dục và các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Các khóa học trực tuyến thường không được tin tưởng, hoặc thậm chí phải chịu phản đối mạnh mẽ từ một số giảng viên, trên cơ sở bảo vệ lợi ích cho các trường đại học. Những khóa học dạng này tách biệt hẳn với môi trường mô phạm đang quản lý việc phân phối các khóa học đại học truyền thống. Sự đánh giá đối với học viên của MOOC luôn là một vấn đề nan giải, như khi ta thử ước lượng xem một khóa học có đủ tốt hay không. Vẫn còn đó một câu hỏi lớn đang chờ được giải đáp thỏa đáng: Có quá ít cách thức để quy đổi những trải nghiệm học tập của sinh viên sang dạng tín chỉ hay bằng cấp.

“Những tín chỉ từ một MOOC chỉ có giá trị trong hệ thống hiện tại của chúng ta, nếu như có thể chuyển đổi tương đương sang một cơ sở giáo dục truyền thống hoặc bạn sẽ coi đó như điều kiện để tuyển dụng nhân viên” – theo Andrew Kelly, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ về Cải cách Giáo dục Đại học (American Enterprise Institute’s Center on Higher Education Reform). “Hiện tại thì…rõ ràng rằng cả hai trường hợp đó đều chưa khả thi.”

Kể từ khi Đại học Stanford đưa vào hoạt động một trong những MOOC đầu tiên vào năm 2011, hàng tá trường đại học đã nhập cuộc. Nhà cung cấp chính Udacity được tạo nên bởi giáo sư Sebastian Thrun của Stanford đã đưa ra khóa học đầu tiên này.Coursera, một nhà cung cấp lớn khác, cũng được xây dưng bởi hai giáo sư của Đại học Stanford. Đại học Harvard và Viện nghiên cứu kĩ thuật Massachusetts (MIT) đã lập nên tổ chức phi lợi nhuận edX.

Các khóa học miễn phí hoặc chi phí thấp có một sức hút mạnh mẽ đối với những ai đang muốn tiết kiệm chi tiêu hay tìm đến một cách tiếp cận linh hoạt tới giáo dục đại học. Chỉ với một đường truyền Internet và tinh thần chủ động học tập, mọi người đều có thể đăng kí. Số lượng học viên càng gia tăng do sự cộng hưởng hoàn hảo từ các sự kiện: Suy thoái kinh tế có dấu hiệu giảm và sự phục hồi của thị trường lao động. Học phí bậc đại học vẫn tăng cao trong khi tiền lương dậm chân tại chỗ.

Tháng 8 vừa qua, trong khuôn khổ đề xuất về khả năng chi trả học phí bậc đại học, Tổng thống Barack Obama ca ngợi các trường đại học và các khóa học trực tuyến vì đã cấp tín chỉ dự trên nền tảng học tập, chứ không phải tính theo thời gian học – một tin vui đối với các nhà cung cấp. Obama cũng tán thưởng các trường học vì áp dụng công nghệ theo cách có thể thay đổi bối cảnh giáo dục đại học hiện thời.

Tuy nhiên, nếu một cuộc “biến chuyển” giáo dục đại học được đo trên thang độ Richter thì một số nhà phân tích lại cho rằng những khóa học này đã không gây nên một sang chấn đáng kể đến thế.

“Không phải cứ cổ vũ MOOC là bạn đã là một người cải cách”, Richard Culatta, giám đốc phòng Công nghệ Giáo dục Bộ Giáo dục Mỹ (the Office of Educational Technology at the U.S. Education Department)cho biết. “Tôi thực sự ấn tượng với một số khóa học, nhưng có vài cái thật tồi tệ. Nếu chỉ có một MOOC thôi thì cũng không gây hứng thú nữa đâu.”

(Theo Hocthenao.vn)

Về chúng tôi

Error

Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam

Bài viết mới nhất

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam khánh thành không gian học tập xanh

Khánh thành công trình thanh niên sáng tạo của tuổi trẻ trường Ams

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM TIẾP ĐÓN ĐOÀN ỦY BAN GIÁO DỤC QUỐC HỘI PHILIPPINES

Danh mục

Từ khóa

Những bài viết liên quan