1. Chuẩn bị cho mình một cuốn sổ ghi chú cho mỗi môn học ngay từ đầu năm.Khi bạn hoàn thành một chương trên lớp, ngay lập tức bạn viết ghi chú và tóm tắt vào cuốn sổ đó. Ghi ra những ý chính mà bạn đã học được từ mỗi bài học để giúp tâm trí bạn giữ lại sự kiện quan trọng. Mỗi khi rảnh rỗi hoặc cuối tuần bạn mang nó ra để trao đổi với bạn bè hoặc nhờ người thân hỏi bạn về các kiến thức trong đó. Các kiến thức trên lớp bạn đã học gần như được giữ nguyên vẹn; mỗi khi kỳ thi đến bạn chỉ cần bỏ ra đọc lại là ổn.
2. Không khó để sở hữu cho mình một thiết bị kỹ thuật số đa năng mà không quá đắt như: điện thoại, máy nghe nhạc… Vì vậy, bạn có thể ghi lại các ghi chú của bạn trên các thiết bị đó; nghe lại trong thời gian rảnh rỗi. Như vậy bạn có một cuốn sách âm thanh, tập trung vào các từ và cố gắng ghi nhớ chúng lúc bạn nghe lại.
3. Tùy môn học, tìm hiểu làm thế nào để có thể hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học, dễ hiểu để bạn nhớ nó lâu hơn. Việc sơ đồ hóa kiến thức một cách tóm tắt, tạo mối liên hệ logic chúng với nhau sẽ giúp bạn học nhanh và nhớ lâu. Bởi trực quan chắc chắn sẽ giúp bạn nhớ rất lâu và khi cần lấy lại cũng rất nhanh và chính xác.
4. Ngay sau khi bạn kết thúc một chủ đề, môn học; bạn có thể lên thư viện tìm một cuốn sách liên quan và đọc thêm thông tin về chủ đề này. Tìm kiếm câu hỏi có liên quan đến chủ đề và cố gắng tránh sự nhầm lẫn, nhiều loạn khi bạn nghiên cứu về chủ đề đó.
5. Trong quá trình học, bạn cố gắng giải quyết những câu hỏi trên bằng cách viết đầy đủ các ý; đảm bảo rằng chính xác, gọn gàng về chính tả và ngữ pháp. Bởi đến thời gian ôn thi, bạn không có thời gian làm việc đó mà chỉ cần gạch ra những đầu dòng các ý chính.
6. Tạo cho mình một thời gian biểu cho ngày thi của các môn thi bằng cách đánh dấu ngày trên lịch để bàn. Như vậy, bạn có thế sắp xếp, chủ động về thời gian để chuẩn bị cho mỗi môn thi đó.
7. Lập cho mình danh sách các môn học và các chủ đề trong môn học đó. Ngay sau khi bạn học xong môn học đó, bạn đánh dấu vào các chủ đề để nhắc bạn các chủ đề đó đã được nghiên cứu.
8. Dành thời gian học tập của bạn khi bạn cảm thấy thoải mái nhất; tránh nên cố học khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi. Nếu bạn học trong một thời gian dài, nên tạo ra những khoảng thời gian để bạn nghỉ ngơi; có thể là 20 phút hoặc lâu hơn.
9.Tạo nhóm học tập. Học nhóm có thể chia sẻ được các ghi chú, ý tưởng để giải quyết được những vấn đề và giúp bạn nhớ lâu. Tuy nhiên, nên tuân thủ nghiêm chỉnh và tôn trọng thời gian của nhóm để đạt hiệu quả.
10.Lập kế hoạch thi thử và kiểm tra lại kiến thức cho chính mình. Tất cả những việc bạn phải làm là ghi lại những gì mình đã học hoặc giải quyết vấn đề mà câu hỏi có thể đặt ra. Lúc này, phương tiện của bạn để giải quyết vấn đề trên là tờ giấy trắng và cây bút mà thôi.
11. Lập mục tiêu cho mỗi môn học và thực hiện nó một cách kiên trì. Điều này sẽ tạo cho bạn động lực, quyết tâm để thực hiện mục đích đó.
12. Nên ngủ đủ giấc vào ban đêm vì thật khó cho bạn có thể tập trung hay tiếp thu hiệu quả nếu bạn không dành đủ thời gian ngủ vào đêm hôm trước. Khi ngủ đủ giấc bạn thấy tinh thần sảng khoái và sẵn sàng cho bất cứ điều gì.
13. Khi học một chủ đề nào đó, hãy bắt đầu với phần nào mà bạn cảm thấy khó nhất. Bởi đến lúc ôn thi, bạn sẽ ít nhất không cảm thấy lo lắng về phần đó.
14. Theo dõi thời gian biểu hàng ngày; vào ngày đầu tiên nó sẽ là một thách thức, ngày thứ hai nó sẽ trở thành một thực tế, ngày thứ ba nó sẽ trở thành một thói quen của bạn. Nó sẽ tạo cho bạn một nguyên tắc để bạn học tập và làm việc trong cường độ cao.
(Theo Kenh14)