Biến mạng xã hội thành công cụ học tập hiệu quả

By toan | 10 Tháng Bảy, 2020

Việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter… trong trường học hiện nay không còn lạ lẫm, nhưng vấn đề là làm sao để chúng phát huy hết hiệu quả.

Matt Britland đã chia sẻ lời khuyên của ông để quản lý tài khoản nhà trường và một số ví dụ thực tế sau khi thăm dò 27 giảng viên chuyên nghiệp về vấn đề này.

Facebook

Sử dụng Facebook như là một tài khoản thông báo. Nó sẽ trở thành cổng thông tin liên lạc một chiều từ nhà trường đến cha mẹ. Đây là một tiện ích rất lớn từ mạng xã hội này, bởi những lý do: nhanh chóng, dễ dàng, giá rẻ (gần như là miễn phí), và nhất là tránh được tình trạng sổ liên lạc bị “đánh mất” hoặc rơi rớt con chữ dọc đường.

Một số lượng lớn vẫn đang ngày càng tăng các tổ chức giáo dục sử dụng Facebook vì lý do quảng cáo. Đây là một hình thức tiếp thị rất hiệu quả.

Các trường học sử dụng Facebook nhóm để giao tiếp với sinh viên. Nó là một công cụ rất mạnh để chia sẻ thông tin và cộng tác với sinh viên từ xa, tiện lợi hơn là Facebook nhóm không yêu cầu các thành viên phải kết bạn với nhau. Thành viên của nhóm có thể trao đổi các tập tin, liên kết, thông tin, thực hiện các cuộc thăm dò một cách nhanh chóng. Bất cứ lúc nào một thành viên thuộc nhóm đưa ra chủ đề, các thành viên còn lại sẽ nhận được thông báo. Điều này còn tuyệt vời hơn nữa nếu bạn có một chiếc điện thoại thông minh, chức năng này sẽ phát huy rất nhiều sức mạnh.

Facebook cũng có thể được sử dụng để tạo ra một trung tâm cho giáo viên và học sinh chia sẻ thông tin với nhau.

Thực tế thì sao?

Đại học Gloucestershire — Đại học này có một trang Facebook sở hữu rất nhiều liên kết, bài viết, video và hình ảnh trên tường, hầu hết đều là những chủ đề được thảo luận sôi nổi. Rất nhiều sinh viên hiện nay ưa thích nó, ra vào đó như một thói quen hằng ngày để chia sẻ cùng chúng bạn.

Đại học Cambridge - Một ví dụ khác. Cũng giống như đại học Gloucestershire, trang Facebook của Cambridge hoạt động rất tích cực, có rất nhiều thứ để sinh viên đọc và cho nhận xét. Nó cũng thu hút được không ít lượt “like” từ cộng đồng người dùng Facebook thế giới.

Twitter

Cũng giống như Facebook, Twitter cũng đang được sử dụng như một tài khoản “phát sóng” của các trường học. Ưu điểm của nó là liên kết đến một nguồn cấp dữ liệu RSS từ các trang web tự động tweet. Điều này rất hữu ích cho các bậc phụ huynh.

Giáo viên có thể lập một tài khoản cho riêng mình, sau đó tweet thông tin liên quan đến lớp học của họ, bài tập về nhà, thậm chí là tìm học sinh nào đó thông qua Twitter.

Thực tế thì sao?

Trang cộng đồng Risca — một ví dụ tuyệt vời của một trường học có tài khoản Twitter. Tweet của họ rất đa dạng và đầy đủ thông tin cho các bậc phụ huynh, học sinh. Tuyệt vời hơn nữa, lượng retweeted họ nhận được cũng rất nhiều.

Trường Clevedon — nguồn cung cấp dữ liệu vẫn đang hoạt động khá ổn. Rất nhiều thông tin và hình ảnh được tweet ở đây, chúng tỏ ra vô cùng hữu ích với tất cả mọi người.

 

(Theo Guardian)

Về chúng tôi

Error

Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam

Bài viết mới nhất

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam khánh thành không gian học tập xanh

Khánh thành công trình thanh niên sáng tạo của tuổi trẻ trường Ams

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM TIẾP ĐÓN ĐOÀN ỦY BAN GIÁO DỤC QUỐC HỘI PHILIPPINES

Danh mục

Từ khóa

Những bài viết liên quan