Phóng viên (PV): Thưa cô, với 20 năm dạy học ở trường Hà Nội - Amsterdam, cô có thấy sự khác biệt nhiều giữa các thế hệ học sinh không ạ?
Cô Oanh: 20 năm tâm huyết với Ams, cô nhận thấy rằng giữa các thế hệ học sinh Ams đều có một điểm chung, đó là chất lượng đầu vào của các em cùng với môi trường đào tạo và học tập rất tốt. Tuy nhiên, qua nhiều năm và cho đến bây giờ, cô thấy các em học sinh càng ngày càng năng động hơn.Cô từng là học sinh Ams nên cô nhận thấy rõ, các em ngày nay rất có bản lĩnh cùng sự tự tin.Không chỉ dừng lại ở việc học mà các em năng hoạt động các chương trình từ trong và cả ngoài nhà trường nữa. Và điều đặc biệt mà nhà trường mang đến cho các em đó là cơ sở vật chất ngày càng tốt, các em có môi trường sư phạm, có các phương tiện chuyên dụng góp phần lớn vào việc học tập và thực hành của các em/
PV: Sự học vốn gắn liền với cuộc đời mỗi con người nhưng nhiều bạn học sinh ngày nay nghĩ rằng việc học tập chỉ gói gọn trong một thời học sinh. Cô nghĩ gì về quan điểm này?
Cô Oanh: Với cô , biển học mênh mông; và trong bước tiến của xã hội ngày nay, nếu các em dừng lại thì xã hội vẫn sẽ tiếp tục quay và không chờ đợi một ai cả. 12 năm học với một người được bao bọc và chở che dưới sự giáo dục từ phía gia đình và nhà trường.Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào cách suy nghĩ và nhận thức của các em.“Học, học nữa, học mãi”, học kiến thức không đủ mà còn phải áp dụng vào thực tiễn, phải có kĩ năng xã hội.Hơn nữa, 12 năm học mới chỉ dừng lại ở các kiến thức cơ bản, là tiền đề, nếu muốn đào sâu, mở rộng cần phải học cao hơn. Học tập mãi là người bạn đi theo suốt con đường của mỗi người.
PV: Cô có đồng tình với suy nghĩ rằng vào Đại học mới là con đường duy nhất dẫn các bạn học sinh đến mọi thành công không ạ?
Cô Oanh: Các em ạ, cô biết có rất nhiều tên tuổi không gắn bó với môi trường Đại học mà vẫn thành công ở mức đỉnh cao. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với việc ai cũng có thể làm được, ai cũng có thể rẽ ngang, đi tắt trên con đường đời. Bởi quyết định này đòi hỏi ở con người phải chấp nhận nỗ lực, phải cố gắng, quyết tâm và kiên trì. Điều đó thì không phải ai cũng nắm bắt được. Với cô, con đường vào Đại học vẫn là con đường chính tắc nhất, nó giống như khi ta xây một căn nhà, 12 năm rồi 4 năm và tiếp đó là học cao hơn nữa. Nếu không có những viên gạch đầu tiên thì làm sao chúng ta xây được căn nhà hoàn thiệ cơ chứ? (mỉm cười)
PV: Với nhiều năm đứng trên bục giảng, cô quan niệm thế nào về sự nghiệp trồng người ?
Cô Oanh: Xã hội hiện đại ngày nay với nhiều quan điểm trái chiều về sự nghiệp trông người. Riêng với cô, nghề giáo là một trong những nghề vinh quang nhất. Bỏ qua danh lợi cá nhân, với 20 năm "gõ đầu trẻ", cô thấy niềm vui lớn nhất mà học sinh mang đến cho mình chính là sự tươi mới, trẻ trung. Cô luôn bắt gặp ở học trò ánh mắt háo hức mỗi khi tiếp nhận một vấn đề mới.Đặc biệt là với môn Văn, cô không chỉ dạy các em bài học kiến thức mà còn là bài học nhân cách, bài học làm người. “Văn học là nhân học”, văn học chứa đựng những bài học làm , giúp con người ta tốt hơn và hoàn thiện nhân cách của mình.
PV: Tinh thần đoàn kết, sự thông minh và sáng tạo đã tạo nên một phong cách rất riêng, đậm chất Amser. Theo cô, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với nhà trường và các thế hệ học sinh sau này ?
Cô Oanh: Tinh thần đoàn kết, sự thông minh và sáng tạo không biết từ bao giờ đã trở thành niềm tự hào lớn cho học sinh trường Hà Nội - Amsterdam. Ngôi trường này như một bầu trời đầy sao, luôn tỏa sáng và lấp lánh, mỗi bạn học sinh là một ngôi sáng không chỉ học giỏi mà còn rất năng động, hoạt bát. Bước vào trường Ams, các em phải học tập, ganh đua nhưng chính điều đó đã giúp các em tốt hơn, có động lực để cố gắng chinh phục đỉnh cao trong những cuộc đấu tuy căng thẳng nhưng vô cùng lành mạnh và ý nghĩa.
PV: Cô có cách nhìn bao quát về phương pháp dạy và truyền tải kiến thức của các giáo viên hiện nay không ạ? Và cách dạy của cô có giống học không ạ?
Cô Oanh: Ngày nay, cùng với sự hiện đại và phát triển của giáo dục, cô nhận thấy phương pháp hỗ trợ tốt cho việc học tập của các em chính là dạy học kết hợp với nghe nhìn. Với riêng cô, cô muốn những đứa con của mình phải có cảm xúc với mỗi bài văn, vì vậy, trước khi đi vào phần tích một văn bản, cô thường cho học sinh của mình đọc diễn cảm, các em từ đó sẽ cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của ngôn từ cùng những thông điệp mà các nhà văn muốn gửi tới người đọc. Cô còn cho các em tự mình tìm hiểu rồi thuyết trình, tự mình phản biện, phát vấn, trnah luận để tìm ra được cái gốc của vấn đề.Rồi sau đó, cô sẽ tổng kết lại và giải đáp những thắc mắc còn lại của các em học sinh.Cách tiếp cận đó sẽ giúp các em không chỉ hiểu sâu văn bản mà còn nhớ lâu và nắm chắc được kiến thức.
- Em cảm ơn cô, trước khi kết thúc buổi trò chuyện ngày hôm nay, cô có điều gì nhắn nhủ với các em học sinh của mình không ạ?
Với học sinh , những đứa con của mình, cô luôn hết lòng với chúng, luôn chân thật và nghiêm khắc như với chính con đẻ của mình. Chỉ một điều cô muốn nhắc nhủ với các em, hãy luôn biết nắm chắc những gì mình có trong tay, phải cố gắng, quyết tâm, biết trân trọng tất cả mọi thứ quanh mình. Trong cuộc sống, hãy biết yêu thương và vị tha.
Xin chân thành cảm ơn cô vì buổi trò chuyện ý nghĩa này!
Nguyễn Thùy Ngân
(Văn 08-11)