Cô gái hay làm thơ trúng tuyển Harvard
Cuối tháng 3 vừa rồi, Tôn Hà Anh ( cựu học sinh Ams) đã lần lượt nhận được thư mời nhập trường của cả 5 trường với học bổng toàn phần, trong đó có ĐH Harvard. Lúc này, Hà Anh đang học tại một trường khác của Mỹ. Riêng ĐH Harvard, năm 2011 có lượng thí sinh kỷ lục với gần 35.000 hồ sơ dự tuyển.
Hà Anh hiện là Chủ tịch Hội cựu học sinh ngoại quốc Trường St.Andrew’s, Trưởng Ban tổ chức chương trình tuần lễ trái đất và giờ trái đất tại St.Andrew’s 2010, thành viên Ban tổ chức Aids Walk- sự kiện gây quỹ cho HIV/AIDS lớn nhất bang Delaware,...
Cô gái của "dòng họ Harvard"
Năm 2006, nhiều báo trong nước thông tin cả dòng họ Nguyễn và người dân thôn nhỏ Cầu Đơ (Hà Đông, Hà Nội) vui mừng vì cô bé Nguyễn Lê Vân là người thứ hai của dòng họ, cũng là người thứ hai của thôn bước chân vào ĐH Harvard. Trước Vân, người anh con bác ruột là Nguyễn Tiến Anh đã gia nhập Harvard từ tháng 4/2003. Nhiều người dân ở đây đã gọi vui dòng họ Nguyễn là "dòng họ Harvard".
Tháng 12/2004, khi đang học lớp 10 tại Trường THPT Kopernik tại thủ đô Ba Lan, Vân đã giành danh hiệu "người đẹp thanh lịch cộng đồng" - cuộc thi do báo Quê Việt và các đoàn thể người Việt Nam tại Ba Lan tổ chức. Ngày nhận được tin mình đỗ ĐH Harvad cũng là ngày nhiều báo của Ba Lan và báo của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan chạy một loạt tít lớn trên trang báo: "Người đẹp Nguyễn Lê Vân thi đỗ ĐH Harvard", "Cô nữ sinh toàn vẹn", "Cái đẹp trí tuệ mới là vĩnh cửu" - báo Đất Việt thuật lại.
Lê Vân theo học ngành Toán ứng dụng kinh tế, rất thích môn học này, đặc biệt là Toán, vì môn này dạy cách tư duy và sự rèn luyện trí tuệ.
Hai cô gái Harvard cùng muốn về Việt Nam
Nói về bí quyết thành công, theo Ngọc, 4 năm ở Singapore là bước đệm rất quan trọng vì giúp cho khả năng tiếng Anh khá lên.
"Bên cạnh đó, quan điểm sống và cách nhìn cuộc sống của mình chín chắn lên rất nhiều, cách suy nghĩ độc lập hơn. Đây là điều mà những người tuyển sinh ở ĐH Harvard họ cần.
"Khi phỏng vấn, họ hỏi em tại sao chọn trường này, những đam mê trong cuộc sống của bạn".
Ngọc tâm sự: "Em khẳng định sẽ về Việt Nam làm việc là do bố luôn luôn nói: "Điều quan trọng nhất là khi đi học ở nước ngoài là để về phục vụ đất nước”. Ở Mỹ có rất nhiều tài giỏi, mình chỉ là một trong số những người tài giỏi thì cái bằng đó về Việt Nam sẽ đóng góp được nhiều hơn. Đây mới là quê hương của mình."
Cùng học cực giỏi là cô gái Trần Phương Ngọc Thảo, nhân vật "gương mặt tiêu biểu" không còn lạ với báo chí trong nước.
Bốn năm sau, Trần Phương Ngọc Thảo tốt nghiệp loại ưu, trong top 5 của ĐH Oxford và được 5 trường ĐH danh tiếng tuyển thẳng học bậc cao học. Thảo đã quyết định chọn Harvard để học Khoa Tài chính ngân hàng với học bổng toàn phần trị giá hơn 50.000 USD.
Không ít người nghe Thảo sẽ chọn ở lại Mỹ sau khi lấy bằng tiến sĩ, nhất là với một ngành dễ tìm việc làm và có thu nhập tốt ở Mỹ như thế. Nhưng ngay từ khi đi, Thảo đã nói với mọi người: “Nhất định tôi sẽ trở về Việt Nam”.
Khác với các trường hợp Hà Anh, Bích Ngọc, Phương Thảo,v.v... và một số sinh viên tới đại học danh tiếng này từ đường vòng (học THPT ở một nước thứ ba, không phải Việt Nam), ĐH Harvad cũng hé cửa với một số sinh viên gốc Việt đang sống ở Mỹ.
Susan Liễu đã tốt nghiệp ngành xã hội học tại ĐH Harvard và hiện tại đang làm chủ một doanh nghiệp sản xuất sôcôla. Từ nhỏ, cô đã học ở trường công và nghĩ sau này cũng sẽ theo học đại học ở một trường công lập. Thế nhưng vào mùa hè trước năm cuối trung học, bộ phim Legally Blonde đã khiến cô thay đổi quyết định.
"Sau khi xem xong, tôi đã cười thật to và nói rằng nếu nhân vật trong phim có thể đạt được giấc mơ vào Harvard thì tại sao mình lại không thử sức và xem kết quả ra sao. Bởi vì được nhận vào Harvard là điều gần như không khả thi đối với những người học trường công lập như chúng tôi. Vì vậy mà tôi đã quyết định nộp đơn", báo Đại Đoàn Kết thuật lại lời Susan Liễu.
Isabella Nga là một trường hợp khác. Cô tốt nghiệp hạng ưu ngành Chính sách Y tế và Thần kinh học tại ĐH Harvard và theo học tại trường Y của ĐH Stanford vào mùa thu năm 2010.
Theo Isabella, để được chấp nhận vào những trường ĐH hàng đầu của Mỹ thì điểm số và thành tích học tập là quan trọng, nhưng không phải duy nhất.
"Điều quan trọng hơn cả là phải có quyết tâm và đam mê. Đó là niềm đam mê những điều mình đang làm, đam mê giúp đỡ người khác, đam mê tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn và giúp đỡ gia đình, đam mê giúp đỡ cộng đồng và đam mê học hỏi".
Theo Isabella thì môi trường học tập ở Harvard mang tính cạnh tranh rất cao, và đối với một người nhập cư như cô thì lại càng gặp phải nhiều khó khăn hơn.
“Tôi nghĩ rằng học tập ở Harvard là một điều rất khó, bởi vì nhiều sinh viên ở trường này có ba, mẹ là những người cũng từng học ở trường này, hay họ là con cái của những gia đình giàu có, còn tôi chỉ là một người nhập cư đến từ Việt Nam. Vì vậy, để thích nghi được với một môi trường cạnh tranh, học tập căng thẳng và phải học cách để viết giỏi như họ, để hiểu những thuật ngữ khoa học và đạt thành tích học tập như họ là một thách thức lớn".
Mặc dù ở bậc trung học đạt thành tích xuất sắc và tham gia rất nhiều hoạt động trong trường với tư cách là chủ tịch hội học sinh, nhưng khi vào ĐH Harvard, Susan thấy mình chỉ như một con cá nhỏ trong đại dương.
“Khi vào học ở trường Harvard, tôi nhận ra có cả hàng ngàn người giỏi, nghĩa là ai cũng phải có điểm số tốt, ai cũng thông minh và ai cũng đam mê những điều họ làm. Những năm đầu tôi rất e dè. Trong một thời gian dài, tôi tìm cách làm sao để có thể thích nghi được trong môi trường toàn những người hướng tới những mục tiêu cao" - cô nói.
Susan nhận ra rằng thật tuyệt khi xung quanh mình là những người luôn cố gắng để trở thành xuất sắc. Điều cô thoáng suy nghĩ, chính vì ai cũng cố gắng để thành công, ai cũng cố gắng đạt được mục đích, nên "nói thật là, đôi khi tôi cảm thấy tình bạn không được gắn bó như mong muốn và đôi khi tôi cảm thấy cô đơn trong môi trường đó", Susan nói trên một tờ báo phát thanh.
PV: Ngọc Linh ( chuyên Trung 11-14)