Học sinh có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học

By toan | 15 Tháng Ba, 2013

Để học sinh (HS) được học vượt lớp thì cha mẹ hoặc người đỡ đầu phải có đơn đề nghị với nhà trường. Sau khi tiếp nhận đơn, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ HS của trường; giáo viên (GV) dạy lớp HS đang theo học; GV dạy lớp trên; nhân viên y tế. Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định có cho học vượt lớp hay không.

Cũng theo điều lệ này, tuổi của HS vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của HS vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những HS được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc HS vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.

Đối với HS là người dân tộc thiểu số, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, HS ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.

HS trong độ tuổi THCS, THPT ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường THCS hoặc trường THPT tại nơi cư trú hoặc trường THCS và THPT ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

Bên cạnh đó, điều lệ cũng quy định rõ các hành vi GV và HS không được phép làm. Cụ thể, ngoài việc không được sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp, GV không được hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của HS và đồng nghiệp; không được gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS cũng như xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam; không được ép buộc HS học thêm để thu tiền và bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

Đối với HS thì không được sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học. Cấm những hành vi như xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể GV, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và HS khác; gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; làm việc khác, sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học, hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ, đưa thông tin không lành mạnh lên mạng, chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục, tham gia các tệ nạn xã hội.

HS vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức: Phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.

Quy định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2011. Thông tư này thay thế Quyết định số 07/2007/QĐ-Bộ GD-ĐT ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Lê Sơn (theo Dân trí)

Về chúng tôi

Error

Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam

Bài viết mới nhất

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam khánh thành không gian học tập xanh

Khánh thành công trình thanh niên sáng tạo của tuổi trẻ trường Ams

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM TIẾP ĐÓN ĐOÀN ỦY BAN GIÁO DỤC QUỐC HỘI PHILIPPINES

Danh mục

Từ khóa

Những bài viết liên quan