Khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2010, con số sinh viên du học nước ngoài đã tăng gấp ba lần. Ngày nay, có hơn ba triệu người Việt đang học tập để đạt được tấm bằng đại học và sau đại học ở một quốc gia nước ngoài.
Cũng như Việt Nam, các nước đang phát triển tại châu Á cũng thường cho con cháu mình tìm cơ hội học hành ở các nước phát triển, nhất là phương Tây, dù chi phí cao. Họ tin rằng, khi việc kinh doanh hoạt động xuyên biên giới phát triển như hiện nay, có rất nhiều lợi ích đối với việc học tập nước ngoài, như tự giới thiệu bản thân cho các nhà tuyển dụng ở quê nhà hay một nơi nào khác trên thế giới.
Trong hơn ba thập niên vừa qua, một số lượng sinh viên đáng kể đã chọn các nước phương Tây làm nơi học tập. Mỹ và Anh là địa điểm phổ biến nhất, luôn luôn đón tiếp 30% sinh viên quốc tế trên toàn cầu. Hơn 100.00 sinh viên Trung Quốc hiện đang học tập tại Anh.
Những quốc gia khác cũng cạnh tranh mãnh liệt với Mỹ và Anh. Ví dụ như Úc ước lượng đón nhận làn sóng sinh viên quốc tế có thể đóng góp cho nền kinh tế Úc trong năm 2011 trị giá 16 tỉ AUD, hỗ trợ khoảng 100.000 công việc. Chính phủ cũng đang nỗ lực để thu hút sinh viên nước ngoài bằng cách ký kết các thỏa thuận hợp tác với những quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc, thiết lập Chương trình Thị thực Sinh viên và động viên mỗi trường đại học ở Úc thiết lập chương trình trao đổi sinh viên với các đối tác châu Á.
Tuy nhiên, không chỉ có các nền kinh tế phát triển mới cạnh tranh để thu hút sinh viên từ những nguồn lực đang phát triển. Nghiên cứu của HSBC cho thấy các nền kinh tế mới nổi đang đóng vai trò lớn nhất trong sự phát triển toàn cầu trong những thập niên tới và một số nền kinh tế phương Tây hiện nay đang khuyến khích mọi người kết nối với nhau từ sớm bằng cách học tập tại châu Á, châu Mỹ Latinh và Trung Đông.
Chẳng hạn, Hội đồng Anh có mục tiêu triệt để gia tăng số lượng sinh viên Anh tới Trung Quốc từ khoảng 3.500 sinh viên trong năm 2011 lên tới 15.000. Các học viện tư như Erasmus University Rotterdam ở Hà Lan đã thiết lập các trung tâm chuyên dụng để củng cố mối quan hệ với Trung Quốc. Các nhà tài trợ du học cũng khuyến khích các bạn sinh viên di chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Chương trình học bổng Schwarzman cũng có mục tiêu hỗ trợ cho 160 sinh viên quốc tế từ Mỹ và các nước khác học tập tại Bắc Kinh.
Nếu các trường đại học ở các quốc gia mới nổi tiếp tục đầu tư và ngày càng tăng trưởng, họ sẽ có thể ngày càng cạnh tranh để giành các sinh viên có thành tích tươi sáng nhất từ mỗi quốc gia. Điều này sẽ thử thách các trường đại học ở phương Tây buộc họ phải cải tổ và tập trung vào những nhu cầu của sinh viên.
Với sự thịnh vượng ngày càng tăng, đặc biệt ở những thị trường đang phát triển, và một môi trường làm việc cạnh tranh ngày càng tăng đang đòi hỏi chất lượng và một triển vọng toàn cầu, mong muốn có một trình độ giáo dục quốc tế dường như vẫn tiếp tục tăng. Nhưng đối với những ai có mong muốn cho con cái được du học nước ngoài, cần phải cân nhắc học phí và chi phí cuộc sống, tỉ giá hối đoái và lạm phát.
Theo nghiên cứu của HSBC, nhiều người đang sử dụng tiết kiệm hưu trí của mình để chi trả cho các khoản tiền giáo dục của trẻ em và gần 1/4 (tương đương 24%) số người đã cho rằng chi phí giáo dục của con cái đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiết kiệm cho tuổi già. Ở 15 nước tham gia khảo sát với khoảng 15.000 người được điều tra, con số còn cao hơn. Ở Ấn Độ là 36%, ở Trung Quốc và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất là 34%, và ở Mexico và Malaysia là 32%.
Nỗi lo chi phí của họ có thể sẽ nhẹ đi phần nào, với việc con cháu họ có thể sẽ lựa chọn phương Đông gần gũi thay vì sang phương Tây tìm cơ hội.
(Theo Nhipcaudautu)