Đề thi tốt nghiệp có một số điều chỉnh

By toan | 17 Tháng Mười Một, 2014

Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. (Ảnh: Văn Chung)

Theo ông Trinh, mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp không hướng đến việc đánh trượt thí sinh. Đề thi là yếu tố rất quan trọng quyết định đến kết quả thi. Song song với việc điều chỉnh, đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT thì Bộ cũng đã có một số điều chỉnh về cách thức ra đề thi, cách xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp phù hợp với cách thi mới.

Đề thi nhằm đánh giá kiến thức phổ thông, nội dung trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành.

Cụ thể là, môn Ngữ văn sẽ có 2 phần đọc hiểu và làm văn; môn Ngoại ngữ gồm 2 phần viết và trắc nghiệm. Ông Trinh lưu ý, học sinh cần quan tâm đến các câu hỏi yêu cầu sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp, vốn sống và hiểu biết xã hội để trả lời chứ không phải máy móc theo khuôn mẫu có sẵn.

Môn Ngoại ngữ sẽ có phần thi viết, do đó các em cần chuẩn bị thêm cho nội dung này.

Trước thông tin ít thí sinh đăng ký môn thi tự chọn tốt nghiệp môn Lịch sử, Địa lí, thậm chí có trường không em nào lựa chọn - ông Trinh cho hay không bất ngờ. Việc cho học sinh lựa chọn môn thi là phù hợp và nhằm phát huy năng lực, sở trường của các em, giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.

Việc sử dụng kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình với kết quả thi để xét và công nhận tốt nghiệp là nhằm tạo động lực để các em phấn đấu học tập, rèn luyện một cách liên tục, thực chất chứ không hướng đến việc học và thi một cách đối phó...

Như vậy, quan niệm môn chính, môn phụ, học đối phó sẽ được khắc phục dần.


(Theo VietNamnet.vn)

Về chúng tôi

Error

Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam

Bài viết mới nhất

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam khánh thành không gian học tập xanh

Khánh thành công trình thanh niên sáng tạo của tuổi trẻ trường Ams

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM TIẾP ĐÓN ĐOÀN ỦY BAN GIÁO DỤC QUỐC HỘI PHILIPPINES

Danh mục

Từ khóa

Những bài viết liên quan