Theo Bà Alexa, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, rất nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có tê giác, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng càng cao trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đối với tê giác, nguy cơ tuyệt chủng xuất phát từ thói quen sử dụng sừng tê giác làm thuốc chữa bệnh ở một số nước châu Á, trong đó Việt Nam chính là nước tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới. Bà Alexa đồng thời khẳng định với các em học sinh khoa học đã chứng minh sừng tê giác không có khả năng chữa bệnh mà cũng chỉ giống như tóc và móng tay con người.
Đại diện Đại sứ quán Mỹ trò chuyện cùng em học sinh
Chú tê giác Bongi sẽ được đặt tại trường đến ngày 7/3.
Trong buổi giao lưu, bên cạnh những câu đố rèn luyện khả năng học tiếngAnh, đại diện Đại xứ quán Mỹ cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho các em học sinh: Chúng ta bảo vệ cuộc sống hoang dã như thế nào? Vì sao chúng ta lại làm như vậy? Bạn cần gì để bảo vệ cuộc sống hoang dã? Tất cả những câu đố, trao đổi, thảo luận tại buổi giao lưu đã truyền tải đến những người tham gia thông điệp: “Không sử dụng, Không nhận, Không tặng sừng tê giác”
Bên cạnh loài tê giác, tê tê cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của những người tham sự buổi giao lưu. Việt Nam là một trong những nước buôn lậu vảy tê tê lớn nhất thế giới. Các em học sinh cũng nên tham gia nỗ lực bảo vệ tê tê nói riêng và động vật hoang da nói chung bằng cách tuyên truyền cho gia đình, những người xung quanh hoặc thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi giết hại động vật quý hiếm.
Bạn Đăng, học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam trình bày hiểu biết của mình về con tê tê
Các bạn học sinh hô to khẩu hiểu: “Tê tê không phải món ăn hay thuốc chữa bệnh. Hãy bảo vệ loài tê tê!”
Kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục học sinh bảo vệ cuộc sống hoang dã, Đại sứ quán Mỹ cùng Trung tâm giáo dục thiên nhiên cũng đã tổ chức nhiều hoạt động bên lề vừa giải trí, vừa mang ý nghĩa bảo vệ động vật hoang dã cho các em học sinh.
Một số hình ảnh về các hoạt động tuyên truyền bảo vệ thú hoang dã:
Bảo vệ môi trường và động vật quý hiếm luôn là vấn đề hệ trọng của nhân loại. Một số loài động vật hoang dã đang đứng trước bờ vực tiệt chủng. Không thể hy sinh sự tồn tại của cả một loài động vật cho mục đích chữa bệnh không có cơ sở khoa học của một nhóm cá nhân. Không thể dựa vào thông tin, thói quen chữa bệnh truyền miệng mà sát hại động vật vô tội. Tương lai của động vật hoang dã đang nằm trong sự chung tay của tất cả chúng ta. Hãy lên tiếng, góp phần một phần công sức bé nhỏ của mình vào những nỗ lực toàn cầu để bảo vệ động vật hoang dã.
PV: Hoàng Ngọc Bích – Văn 1518