GS. Douglas: "Học không phải chỉ để kiếm tiền mà còn là tìm ra được phát minh gì đó trong khoa học”

By toan | 17 Tháng Mười Một, 2014

Nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lí, GS. Douglas D. Osheroff đến từ Trường ĐH Stanford (Mỹ) chia sẻ về những gì mà kinh nghiệm bản thân ông đã từng trải qua. 
GS. Douglas cho biết, đây là lần đầu tiên đến với Việt Nam nhưng đã cảm nhận được tinh thần say mê nghiên cứu khoa học của người Việt Nam, những nhà khoa học trẻ. Ông cho rằng, cách tốt nhất để cho Việt Nam có những nhân tài trong các ngành khoa học thì ngay từ bây giờ Việt Nam cần có kế hoạch trao đổi công nghệ với các nước phát triển, Chính phủ cần cử những nhân tài, những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi có thể qua các nước trao đổi thêm kĩ năng, vì khoa học ở những nước đó rất phát triển. 

“Bằng những hành động như vậy tôi nghĩ các em học sinh, sinh viên ở Việt Nam không những được học hỏi thêm về kinh nghiệm của các nước và ngược lại. Vật lí không chỉ dừng lại ở phạm trù nghiên cứu khoa học mà còn thể hiện nền văn hóa của đất nước mình” GS GS. Douglas D. Osheroff cho biết.

GS. Douglas D. Osheroff cho biết, để tránh được việc sinh viên không về nước làm việc sau khi đã học xong ở nước ngoài, Chính phủ Việt Nam cần có những sự phối hợp với các nước nhưng đảm bảo lợi ích hai bên. Ảnh Xuân Trung
Theo GS. Douglas D. Osheroff,  công việc nghiên cứu khoa học là công việc rất tốn kém, cần sự đầu tư của nhà nước, việc đầu tiên là xây dựng phòng, trung tâm thí nghiệm với thiệt bị hiện đại nhất để giúp cho nhà nghiên cứu, sinh viên có thể rút ngắn được thời gian trong quá trình nghiên cứu. Nhưng từ kinh nghiệm bản thân GS. Douglas, đề tài Vật lí ông được giải Nobel ra đời từ điều kiện không phải ở những phòng thí nghiệm tiên tiến nhất, bởi những dụng cụ đó là chính ông làm nên.

Ngoài ra, theo GS. Douglas,  Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy để có những cuộc nói chuyện giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và các nhà nghiên cứu nước ngoài, để trao đổi thông tin, tìm kiếm kết quả mà những giáo sư nước ngoài đã tìm ra được. Các nhà khoa học Việt Nam có thể tìm được những thông tin hữu ích ở đó cho mình hơn là tự đi tìm thông tin từ đầu. 

Một việc quan trọng không kém là cần có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên lấy nghiên cứu khoa học là đích đến, là niềm đam mê của mình, hoạt động đó không phải chỉ là công cụ để sau này đi ra ngoài kiếm tiền mà còn là tìm ra được phát minh gì đó trong khoa học. Trải nghiệm từ bản thân GS. Douglas D. Osheroff nhận thấy, ông đã từng làm những thí nghiệm khoa học từ khi 6-8 tuổi, lúc đó bố ông là Bác sĩ và rất khuyến khích, động viên ông làm khoa học, và cho rằng vai trò của cha mẹ cũng rất lớn khi có những khuyến khích, động viên con cái để có niềm đam mê nghiên cứu ngay từ nhỏ. 

Trên thực tế, công việc nghiên cứu khoa học thường bị kiểm soát, công việc này có giúp gì được cho các nhà khoa học? GS. Douglas D. Osheroff nhấn mạnh, ngay bản thân ông các công trình nghiên cứu ở  Mỹ, chi phí để thực hiện nghiên cứu khoa học hầu hết cũng đều bắt nguồn từ những quỹ nghiên cứu khoa học của quốc gia vì chi phí cho một công trình rất đắt đỏ. “Vì thế, thực tế cho thấy, ngay cả ở một nước phát triển như ở Mỹ, nhà nước vẫn giữ một vai trò khá lớn trong việc hỗ trợ sự phát triển của việc nghiên cứu khoa học và chúng tôi – những nhà nghiên cứu thì có trách nhiệm phải đảm bảo cho công trình của mình phải được hoàn thành và có những giá trị và đóng góp nhất định vào sự phát triển chung”, GS. Douglas nói.

Cũng trong dịp tới Việt Nam lần này, GS. Douglas chia sẻ rằng giải Nobel Vật lí mà ông giành được trước đó là lúc ông đang thực hiện công trình nghiên cứu  thạc sĩ tại Trường ĐH Cornell, với thời tiết lạnh giá ở đó ông chỉ chăm chú làm các thí nghiệm trong phòng cá nhân. Tuy nhiên, quan điểm từ kinh nghiệm của GS. Douglas D. Osheroff thì việc trao đổi sinh viên giữa các trường, các quốc gia với nhau là một hoạt động bổ ích, Việt Nam cũng nên đưa các sinh viên, các nhà khoa học trẻ đến nghiên cứu ở các nước phương tây, đó là cách tốt nhất để xây dựng một nền khoa học phát triển. 

Trước điều kiện thực tế tại Việt Nam trong lúc Chính phủ và Nhà nước rất quan tâm tới đào tạo nhân tài khoa học, số nhà khoa học tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam có rất nhiều, Việt Nam cũng gửi rất nhiều người đi học ở các nước, nhưng khi học sinh về Việt Nam lại không có điều kiện làm việc, GS. Douglas D. Osheroff cho rằng, hiện ở các nước phát triển ở Châu âu có rất nhiều phòng thí nghiệm phù hợp với các nước phát triển như Việt Nam. Thay vì gửi thẳng thiết bị này tới giúp Việt Nam, chúng ta có thể xây dựng chương trình mà sinh viên Việt Nam có thể đến phòng thí nghiệm của các nước đó học cách sử dụng thiết bị trước, khi đã thuần thục Chính phủ hai nước nên có sự phối hợp để gửi thiết bị này về Việt Nam, những sinh viên được huấn luyện trước đó có  thể sử dụng thay vì gửi thẳng về Việt Nam tránh gây lãng phí.

“Gửi sinh viên ra nước ngoài học tập tại các phòng thí nghiệm là một ý tưởng hay, các trường đại học ở Việt Nam cần có chương trình liên kết với các trường phương tây, sự liên kết này là cả một quá trình làm việc để sinh viên liên tục được sử dụng những phòng thí nghiệm ở nước phát triển. Tuy nhiên, nếu cứ gửi sinh viên như vậy sẽ có nguy cơ các em không quay trở về nước làm việc vì ở nước ngoài điều kiện làm việc sẽ đầy đủ và hiện đại hơn. Để tránh được việc này, Chính phủ Việt Nam cần có những sự phối hợp với các nước nhưng đảm bảo lợi ích hai bên”, GS. Douglas nhấn mạnh. 

GS. Douglas D. Osheroff  cũng bật mí, hiện tại phòng thí  nghiệm của ông đang rất cần người giúp việc, nhất là những sinh viên, các em có thể sang làm phiên dịch, nhưng thông qua những hoạt động nhỏ như vậy sinh viên thực sự học được nhiều kiến thức.

GS. Douglas D. Osheroff, nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lí thuộc Trường ĐH Stanford (Mỹ) đến Hà Nội vào ngày 13/12 để tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối – cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á. Trong chuyến thăm này, GS. Douglas sẽ giảng về chủ đề “Khoa học thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào” với sinh viên ĐH QGHN vào chiều nay. GS. Douglas là nhà khoa học thứ 3 đến thăm Việt Nam trong vòng 1 tháng, sau hai chuyến thăm của GS Roger B.Myerson, đoạt giải Nobel kinh tế và GS Harald zur Hausen đoạt giải Nobelo Y học. 

GS. Douglas D. Osheroff  giành giải Nobel Vật lí năm 1996 cho phát hiện của ông về tính siêu lỏng của Hê- li 3. Nghiên cứu của GS. Douglas được đánh giá là một bước đột phá của Vật lí nhiệt độ thấp. Trong quá trình nghiên cứu, GS. Douglas đã phát triển nên dạng sơ khai của kĩ thuật hình ảnh cộng hưởng một chiều.
Lê Đức Thuận (Theo giaoduc.net.vn)

Về chúng tôi

Error

Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam

Bài viết mới nhất

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam khánh thành không gian học tập xanh

Khánh thành công trình thanh niên sáng tạo của tuổi trẻ trường Ams

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM TIẾP ĐÓN ĐOÀN ỦY BAN GIÁO DỤC QUỐC HỘI PHILIPPINES

Danh mục

Từ khóa

Những bài viết liên quan