Khu vực tuyển sinh (KVTS) 1 gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ.
KVTS 2 gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.
KVTS 3 gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
KVTS 4 gồm quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
KVTS 5 gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
KVTS 6 gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
KVTS 7 gồm các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Đan Phượng.
KVTS 8 gồm huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.
KVTS 9 gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai.
KVTS 10 gồm quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai.
KVTS 11 gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên.
KVTS 12 gồm các huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức.
Các trường hợp không theo khu vực tuyển sinh
Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 của Sở GD-ĐT Hà Nội, học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú ở KVTS nào, được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập của KVTS đó.
Các trường hợp không theo KVTS, gồm: học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên tại các trường THPT chuyên và 6 trường THPT có lớp chuyên; học sinh đăng ký dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập; học sinh đăng ký dự tuyển 1 nguyện vọng vào lớp 10 không chuyên của trường THPT Chu Văn An hoặc Trường THPT Sơn Tây, nguyện vọng còn lại phải đăng ký theo KVTS quy định; học sinh đăng ký dự tuyển học tiếng Đức (ngoại ngữ 2, hệ 7 năm) tại Trường THPT Việt Đức, nguyện vọng còn lại phải đăng ký theo KVTS quy định; học sinh đăng ký dự tuyển học ngoại ngữ tiếng Pháp, tiếng Nhật vào các trường có dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật; học sinh đăng ký dự tuyển học chương trình thí điểm đào tạo song bằng tú tài vào các trường có đào tạo chương trình này.
Việc đổi KVTS gồm những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các KVTS, hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú..., hướng dẫn nêu rõ, học sinh được phép đổi KVTS với điều kiện: 2 nguyện vọng vào 2 trường THPT công lập phải ở trong cùng một KVTS có đơn xin đổi KVTS (theo mẫu), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận. Mỗi học sinh có 2 nguyện vọng
Khi đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập, mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. Hai nguyện vọng này phải trong cùng 1 khu vực tuyển sinh, trừ 2 trường hợp: có 1 trong 2 nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An, hoặc Trường THPT Sơn Tây; có 1 trong 2 nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 học tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức tại các trường THPT có dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức.
Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. Học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được xét tuyển nguyện vọng 2. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận học sinh đăng ký nguyện vọng 1, không nhận học sinh đăng ký nguyện vọng 2.
Hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cũng nêu rõ, học sinh được thay đổi nguyện vọng dự tuyển (Ảnh minh họa)
Đối với lớp 10 trường THPT công lập tự chủ tài chính và lớp 10 trường THPT ngoài công lập, trường hợp học sinh muốn dùng kết quả thi để dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính, hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo phương án dùng kết quả thi tuyển kết hợp với xét tuyển, thì học sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 7-6 tới để có điểm xét tuyển mới được xét tuyển vào trường.
Nếu chỉ xét tuyển vào trường THPT tự chủ tài chính, hoặc THPT ngoài công lập (không xét tuyển vào trường THPT công lập), trong “phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019”, học sinh đăng ký như sau: mục nguyện vọng 1, ghi tên một trường THPT công lập để được dự thi; mục nguyện vọng 2, ghi “NCL” bằng chữ in hoa. Được thay đổi nguyện vọng dự tuyển
Trường hợp học sinh dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo phương án chỉ xét kết quả học lực ở cấp THCS, học sinh nộp đơn đăng ký nguyện vọng dự tuyển tại trường THPT công lập tự chủ tài chính hoặc trường THPT ngoài công lập; mẫu đơn đăng ký dự tuyển do các cơ sở giáo dục này phát hành.
Hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nêu rõ, học sinh được thay đổi nguyện vọng dự tuyển. Cụ thể, ngày 19-5 tới, Sở sẽ công bố công khai số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT tại các phòng GD-ĐT, Cổng thông tin điện tử của Sở… và trên các báo. Học sinh muốn thay đổi nguyện vọng dự tuyển nộp đơn (theo mẫu) tại các phòng GD-ĐT trong 2 ngày: 20 và 21-5.
Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam
Trong những năm gần đầy, Nhà giáo Trần Thùy Dương - Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có nhiều sáng kiến trong việc tạo dựng những mô hình thư viện xanh. Có thể kể đến việc bài trí, làm mới thư viện truyền thống với nhiều cây xanh, thư viện mini tại các sảnh tòa nhà, cà phê sách được thiết kế với không gian mở…
Buổi gặp gỡ có sự góp mặt của những vị khách quý như Thượng nghị sĩ Sherwin T. Gatchalian, Đồng chủ tịch EDCOM II, Chủ tịch Uỷ ban Thượng viện về Giáo dục cơ bản; Hạ nghị sĩ Mark O. Go, Đồng chủ tịch EDCOM II, Chủ tịch Uỷ ban Hạ viện về Giáo dục Đại học và Giáo dục kỹ thuật; TS.
Đội tuyển GreenAms Robotics Team chụp ảnh cùng BGH trường THCS Khánh Thượng
Tại trường THCS Khánh Thượng, Đội đã tổ chức nhiều hoạt động giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về bộ môn Robotics và STEM.
Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định số 872/QĐ-BCA phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh tuyển mới năm 2024 với 2.150 chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy tuyển mới từ nguồn học sinh tốt nghiệp THPT và chiến sĩ nghĩa vụ, tăng 150 chỉ tiêu so với năm 2023.
Cụ thể: