Buổi tọa đàm có sự tham gia của các cựu chiến binh, cựu giáo chức, giáo viên quốc phòng, là các cựu giáo viên, giáo viên và nhân viên đã và đang làm việc tại ngôi trường Hà Nội Amsterdam.
Mở đầu chương trình, thầy cô cùng xem 1 video, tưởng nhớ Cố Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Một sự tình cờ khi có sự xuất hiện của Thượng Úy Lê Trọng Thanh. Đồng chí đã tặng cuốn sách: “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” cho nhà trường.
Ca khúc “Hát mãi khúc quân hành” do các nghệ sĩ của Nhà hát chèo Hà Nội biểu diễn.
Thầy Trần Đồng Trực, nguyên Bí thư chi bộ Toán - Tin cựu chiến binh, thuốc thế hệ kháng chiến chống Mĩ năm 72, cùng với thầy Hiền. Thời bình, thầy luôn cố gắng đóng góp cho sự nghiệp giảng dạy đào tạo cho thế hệ trẻ, với một phong cách và tâm hồn đầy “chất lính”.
Thầy Trần Đức Hiền, nguyên giáo viên bộ môn sinh học , cựu chiến binh. Trực tiếp tham gia chiên đấu, thuộc đơn vị bộ binh trung đoàn 66 sư đoàn 304, thầy đã trải qua những năm tháng ác liệt “không thể nào quên” từ những năm đầu chiến tranh chống Mĩ đến năm 72 đánh vào thị xã Quảng Trị, cho đến ngày 30/4 tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Những mẩu chuyện về cuộc đời lính của thầy rất hay! Và đó cũng lại những bài học sinh động về giá trị cuộc sống.
Thầy Đỗ Văn Thái, hiện nay vẫn đang trực tiếp giảng dạy bộ môn văn ở trường, cựu chiến binh. Câu chuyện của thầy lại về đời sống tinh thần của người lính. Cái chất lính hòa với chất nghệ sĩ trong mỗi người lính, đã tôi tạo nên tâm hồn phong phú về tình cảm, lãng mạn, lạc quan, dù cho mũi súng bom đạn, dù cho gian khổ khó khăn. Những bài thơ, câu hát của người lính, chỉ có người lính mới có thể viết ra.
Thầy Nguyễn Vũ Thanh Liêm, giáo viên bộ môn văn, cựu chiến binh. Thầy đùa vui rằng thầy khá là tự ái vì trong 4 thầy thì thầy là người quân hàm thấp nhất nhập ngũ bình như giải ngũ binh nhất. Thầy cũng tự nhận mình là con người khá “kì lạ”, qua mẩu chuyện của thầy hồi trong quân ngũ khi học 10 lời thề danh dự của quân nhân, từ đó, cũng nói lên cách sống, làm việc và dạy học, không quản ngại vất vả, luôn vững tinh thần chiến sĩ, luôn phấn đấu cố gắng không ngừng nghỉ. Thầy luôn tâm đắc với câu nói:” Tư tưởng không thông, đeo bình tông không nổi”
Cuối cùng, thầy Trực đứng lên phát biểu lời cảm ơn. Thầy nói đây là buổi tọa đàm ấm cúng, vui hơn các lần trước nhiều. Thầy rất cảm động, vì thầy và các đồng chí của thầy ở đây, được nói, trao đổ tâm tư, tình cảm của bản thân, mong rằng những lần sau cũng như thế.
Nhân ngày Quốc Phòng toàn dân, thầy Trực cũng nói, bộ đội xung trận cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì vẫn còn công sức của những người ở hậu phương không mặc áo lính. Nhờ có Hậu phương vững chắc, chịu đựng, vượt lên khó khăn, những người lính mới có thể giành thắng lợi. Thầy muốn lớp trẻ nhận thức chính xác, đầy đủ giá trị của cuộc sống hòa bình đầy đủ như bây giờ, nó được đánh đổi bằng máu xương và nước mắt của những người đi trước. Ngoài ra, thầy cũng dặn dò lớp trẻ, trong cuộc sống, đừng bao giờ bi quan( Bi quan chỉ có nước chết!). Cho dù trong hoàn cảnh cùng cực ,hãy xây dựng cho mình niềm tin và ý chí, vượt qua hoàn cảnh, tôi luyện trở thành con người có bản lĩnh dám nghĩ dám làm.
PV: Phan Nhật Minh (Sử 11-14)
Nguyễn Đình Phú (Sử 11-14)