Tuy nhiên, lựa chọn trường phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân sẽ mang lại một hiệu quả cao hơn.
Xứ sở sương mù có hơn 300 cơ sở đào tạo giáo dục bậc cao, bao gồm các trường ĐH, phân viện, các trường cao đẳng và các tổ chức giáo dục khác được thành lập ở nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi nhóm mang những đặc trưng hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng bắt đầu chặng đường tìm hiểu theo trình tự thời gian.
Nhóm các “cây đại thụ”
Đây là nhóm các trường đại học danh tiếng được thành lập trước thế kỷ 17, bao gồm hai trường đại học ở England là Oxford và Cambridge, cùng bốn đại diện ở lãnh thổ Scotland St. Andrews, Glasgow, Aberdeen và Edinburgh. Trong nhóm này, Oxford được thành lập từ trước năm 1167, là trường đại học lâu đời nhất trong khối các nước nói tiếng Anh trên toàn cầu. Với lịch sử lâu đời, truyền thống giảng dạy và nghiên cứu tuyệt hảo, được nhập học tại các trường đại học này là một niềm vinh dự của bất cứ sinh viên nào trên thế giới. Năm 2013 tới, St. Andrews sẽ kỷ niệm 6 thế kỷ thành lập với nhiều sự kiện hấp dẫn, và chắc chắn không thể thiếu sự hiện diện của Hoàng Tử Williams, cựu sinh viên của trường.
Nhóm “19th Century Universities”
Sau sự thành lập của trường Edinburgh, không có thêm cơ sở nào nhận được quyết định thành lập mãi cho đến những năm 1800 với sự xuất hiện của một số trường tại London, làm nên nhóm các trường ĐH thế kỷ 19. Đại diện điển hình của nhóm này là các trường St George, London Hospital Medical College, Royal Holloway, London School of Economics, King’s College London, Queen’s University Belfast, Cardiff University, Queen Mary. Nhiều trường trong nhóm này hiện nay là thành viên của University of London danh tiếng. Một số đại diện của nhóm như Durham University, University College London tự phong là trường lâu đời thứ 3 tại Anh quốc.
Nhóm “civic universities”
Nhóm này được phân ra thành 3 nhóm nhỏ theo tuổi đời thành lập và kiến trúc khuôn viên trường, bao gổm Red brick, Second Wave và Plateglass.
Red brick:Nhóm gồm 6 trường được thành lập tại các thành phố công nghiệp lớn của Anh quốc và được trao tặng danh hiệu trường đại học trước chiến tranh thế giới lần thứ 2. Các đại diện này gồm có Birmingham, Bristol, Leeds, Liverpool, Manchester và Sheffield. Các trường ĐH này tiền thân là những trường cao đẳng đào tạo ngành y khoa và kỹ thuật. Tên gọi này cũng xuất phát từ kiến trúc, tạm dịch, “gạch đỏ” của những tòa nhà trong khuôn viên trường.
Second Wave: sau sự ra đời của Red Brick là sự xuất hiện của những đại diện khác cùng trong nhóm civic bao gồm Reading, Nottingham, Southampton, Hull, Exeter và Leicester. Các trường này được thành lập từ sau năm 1920 đến trước năm 1957.
Plateglass: sự ra đời của nhóm các trường này sau năm 1960 làm số lượng trường ĐH tại Anh tăng lên gấp dôi. Nhóm có tên gọi này cũng do bởi kiến trúc hiện đại sử dụng nhiều vật liệu kính, khác biệt so vơi những trường ĐH được thành lập trước đó.
Plateglass bao gồm: Sussex, Keele, East Anglia, York, Newcastle, Strathclyde, Lancaster, Kent, Essex, Warwick, Loughborough, Aston, Brunel, Surrey, Bath, Bradford, City London, Heriot Watt, Salford, Dundee, Stirling, Royal College of Art và Cranfield.
Nhóm “Intermediate era”
Từ năm 1969 cho tới trước năm 1984 chỉ có 3 trường mới là Open University, University of Buckingham và University of Ulster. 3 trường này có những đặc trưng “chẳng giống ai”. Open University thì chỉ đào tạo từ xa hay Buckingham là trường đại học độc lập duy nhất đào tạo chương trình đại học chỉ trong vòng 2 năm so với hệ thống chung 3 năm tại vương quốc Anh.
Nhóm “Các trường ĐH mới”
Sau “Further and Higher Education Acts 1992” cho phép các trường Polytechnics được trở thành trường ĐH, rất nhiều cơ sở đào tạo đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội và giúp hệ thống trường ĐH ở Anh quốc một lần nữa tăng lên gấp đôi. Sau năm 2000, thêm hơn 31 trường khác được phong danh hiệu Đại Học và tăng tổng số trường ĐH mới lên tới 115 trường. Các trường này chú trọng đào tạo kỹ năng làm việc cho sinh viên, hệ thống lớp học nhỏ hơn và sinh viên có nhiều cơ hội để tiếp cận giáo viên.
Đón đọc bài viết Kỳ 2 “Lựa chọn trường tại Anh - Hướng đi đúng cho tương lai” để có cơ hội tìm hiều kỹ hơn về các trường ĐH này.
Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam
Trong những năm gần đầy, Nhà giáo Trần Thùy Dương - Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có nhiều sáng kiến trong việc tạo dựng những mô hình thư viện xanh. Có thể kể đến việc bài trí, làm mới thư viện truyền thống với nhiều cây xanh, thư viện mini tại các sảnh tòa nhà, cà phê sách được thiết kế với không gian mở…
Ngày 25/7 vừa qua, em Nguyễn Mạnh Khôi (lớp 12A1 Hóa, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) đã mang về tấm Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2023 diễn ra tại Thụy Sĩ.
Tiếp nối những thành công của mùa 1 trong năm học 2022-2023 với 105 trường tiểu học với hơn 90.000 thiếu nhi tham gia, năm học 2023 -2024 này, Sàn Đấu Anh Ngữ V Champions mùa 2 sẽ chính thức được khởi động từ tháng 11/2023 với quy mô mở rộng hơn dành cho các em thiếu nhi tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn 7 Quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.
Đội tuyển GreenAms Robotics Team gồm 15 thành viên được tuyển chọn từ CLB Robotics của trường đã có một hành trình ấn tượng tại cuộc thi First Tech Challenge Vietnam.
Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và nỗ lực hết mình, đội Vex V5 Robotics đã đem đến cuộc thi Southern Region - Vietnam Vex Robotics Competition những phần thi đấu ấn tượng và nhiều cảm xúc. Sau phần thi đấu Robot giữa các liên minh, đội tuyển V5 của nhà trường đã toàn thắng 5/5 trận và xếp hạng 1 trên 34 đội thi liên minh.