Khai mạc vào sáng ngày 18/5, Ngày hội STEM Việt Nam 2021 không chỉ là sự kiện chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ, mà còn đánh dấu sự trở lại của chính ngày hội sau một năm gián đoạn vì Covid-19.
Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh ngăn trở các hoạt động xã hội trên quy mô rộng, nhưng các thành viên của Liên minh STEM - chủ yếu gồm các giảng viên và nhà nghiên cứu trẻ - vẫn không ngừng tìm đến, hỗ trợ các trường ở những vùng xa xôi nhất xây dựng các hoạt động giáo dục STEM, giúp cho những nơi này có những thành tựu ấn tượng về giáo dục KH&CN trong bối cảnh cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.
Không phải một phong trào bề nổi
Thứ trưởng Bùi Thế Duy phát biểu khai mạc ngày hội STEM 2021.
Mở đầu Ngày hội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho rằng, nhìn lại bức tranh giáo dục STEM của Việt Nam trong những năm qua, có thể thấy được “nỗ lực của những người yêu mến hoạt động STEM, những người bao năm trăn trở để tạo ra bài học mới, mô hình mới cho các em học sinh. Chính nhờ họ mà hoạt động STEM không chỉ dừng lại như một hoạt động dành cho các trường trong thành phố, dành cho những nhóm học sinh hiểu về công nghệ cao, mà còn là hình thức giảng dạy dành cho tất cả mọi đối tượng học sinh”.
Theo Thứ trưởng, hoạt động STEM giờ đây trải dài từ những công nghệ mới nhất như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), robotics. “Chúng ta đang nhìn thấy những chiếc xe tự hành – từ đơn giản đến cao cấp – do các em học sinh, kể cả cấp một, cấp hai, tạo ra." Nhưng bên cạnh đó, "Chúng ta còn nhìn thấy những dự án đơn giản, những công nghệ gần gũi với đời sống như công nghệ sinh học nhằm xử lý rác thải môi trường, hay những công nghệ chế biến sản phẩm nông sản tại địa phương.” Với sự trải rộng của công nghệ và sự đa dạng về sản phẩm như vậy, STEM rõ ràng đã tìm được cách phù hợp để len lỏi vào đời sống của các em học sinh ở các địa phương khác nhau.
Theo thứ trưởng Bùi Thế Duy, hai hoạt động chính của Ngày hội - gồm hội thảo “Kiến tạo tương lai cùng STEM” và Triển lãm trực tuyến “STEM khơi nguồn sáng tạo” - là minh chứng rõ nhất cho nhận định nêu trên. “Hai hoạt động này có sự tham gia của rất nhiều đơn vị, các trường tiểu học, phổ thông, kể cả vùng sâu vùng xa, cho thấy hoạt động STEM đã thực sự đi vào bản chất của nó, chứ không phải là hoạt động phong trào”, Thứ trưởng nói.
Bức tranh lớn
Đã thành truyền thống, hội thảo trong khuôn khổ Ngày hội STEM Việt Nam không chỉ tập hợp báo cáo của các "trường lớn" ở các "đô thị lớn" mà luôn đề cao tiếng nói của các trường làng, trường miền núi. Năm nay, báo cáo của các địa phương như ở Hải Dương, Thái Bình, Lào Cai, Nam Định, Lạng Sơn... sẽ giúp giải đáp câu hỏi, làm thế nào để các trường làng, trường miền núi triển khai giáo dục STEM nhanh và sáng tạo không kém gì, nếu không nói là có phần còn ấn tượng hơn, nhiều trường ở thành phố.
Bên cạnh đó, nhiều khả năng thu hút người nghe là báo cáo của những người trực tiếp tham gia lan tỏa giáo dục STEM như TS Đặng Văn Sơn (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) với báo cáo "Kết nối giáo dục Đại học và giáo dục Phổ thông" hay TS Trần Việt Hùng - nhà sáng lập STEAM for Vietnam - với phần trình bày về ứng dụng sức mạnh công nghệ để triển khai mô hình giáo dục OMO (Online-Merge-Offline).
Một điểm nhấn nữa của Hội thảo năm nay là sự góp mặt của em Khúc Trà My đến từ câu lạc bộ robot của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam với bài phân tích về cuộc thi robotics lớn nhất toàn cầu dành cho học sinh cấp Ba, những khó khăn và thuận lợi mà đội thi đầu tiên của Việt Nam phải đối mặt.
Trong khi đó, triển lãm trực tuyến “STEM khơi nguồn sáng tạo” sẽ minh họa sinh động cho các báo cáo tại Hội thảo. Với phần trưng bày có chọn lọc các hình ảnh về sản phẩm và hoạt động STEM của 60 đơn vị trên khắp cả nước - từ khối mầm non đến đại học; từ nhà trường, cơ quan quản lý đến doanh nghiệp; từ Hà Giang đến mũi Cà Mau; từ đất liền đến hải đảo - người xem có cơ hội tìm hiểu giáo dục STEM đang được triển khai như thế nào trong các hoạt động chính khóa và ngoại khóa ở các cấp học và các địa phương, tinh thần thực học và thực làm đang được lan tỏa ra sao.
Ngày hội STEM Việt Nam do báo Khoa học và Phát triển/Tạp chí Tia Sáng và Liên minh STEM cùng khởi xướng và tổ chức như một hoạt động chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 của Bộ KH&CN kể từ năm 2015. Bộ KH&CN cũng là đơn vị bảo trợ sự kiện thường niên này, phản ánh quan điểm ủng hộ, cổ vũ và góp phần thúc đẩy phong trào giáo dục STEM trên cả nước.
Sau 6 năm tổ chức, bên cạnh Ngày hội STEM quốc gia đã xuất hiện thêm rất nhiều Ngày hội STEM cấp tỉnh, cấp huyện tới cấp làng. Ngày hội STEM quốc gia cũng tạo nguồn cảm hứng để ngày càng nhiều trường tự tổ chức các câu lạc bộ STEM - nơi khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được kỳ vọng sẽ khơi dậy khát vọng và góp phần kiến tạo tương lai, như tên gọi của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm nay.
Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam
Trong những năm gần đầy, Nhà giáo Trần Thùy Dương - Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có nhiều sáng kiến trong việc tạo dựng những mô hình thư viện xanh. Có thể kể đến việc bài trí, làm mới thư viện truyền thống với nhiều cây xanh, thư viện mini tại các sảnh tòa nhà, cà phê sách được thiết kế với không gian mở…
Buổi gặp gỡ có sự góp mặt của những vị khách quý như Thượng nghị sĩ Sherwin T. Gatchalian, Đồng chủ tịch EDCOM II, Chủ tịch Uỷ ban Thượng viện về Giáo dục cơ bản; Hạ nghị sĩ Mark O. Go, Đồng chủ tịch EDCOM II, Chủ tịch Uỷ ban Hạ viện về Giáo dục Đại học và Giáo dục kỹ thuật; TS.
Đội tuyển GreenAms Robotics Team chụp ảnh cùng BGH trường THCS Khánh Thượng
Tại trường THCS Khánh Thượng, Đội đã tổ chức nhiều hoạt động giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về bộ môn Robotics và STEM.
Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định số 872/QĐ-BCA phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh tuyển mới năm 2024 với 2.150 chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy tuyển mới từ nguồn học sinh tốt nghiệp THPT và chiến sĩ nghĩa vụ, tăng 150 chỉ tiêu so với năm 2023.
Cụ thể: