Không biết mình muốn gì, cần gì?
Điểm
Đạt điểm 9, 10 là mục đích chính đáng của mỗi học sinh, nhưng coi nó là cái đích thì Bạn đã thực sư phạm sai lầm. Thực chất, điểm chỉ là cách đánh giá tương đối quá trình rèn luyện bản thân, cốt lõi của vấn đề là Bạn phải tự nhận ra lượng kiến thức mình có và thiếu. Rất tiếc là mình đã không nhận ra điều này sớm hơn, chính vì thế mà đã đi “trật đường ray” một khoảng dài.
Không có kế hoạch linh hoạt và phù hợp
Nên có 1 kế hoạch khi bắt tay và học, học online thì lại càng phải có, vì ở đây đòi hỏi tính tự giác rất cao của mỗi người. Một kế hoạch cần có thì giờ kiểm chứng, khi lặp kế hoạch, mình thường nhồi quá nhiều thứ mà không tính toán, kết quả là không hoàn thành được cái gì dẫn tới dễ chán nản và bỏ cuộc. Tốt nhất nên ước lượng sức mình, lượng thời gian, khoảng thời gian thích hợp nhất để học có thể có và khả năng thay đổi, giữ vững mục tiêu nhưng không bó mình trong một con đường Bạn nhé!
Không luyện “bí kíp” riêng cho từng môn
Bất kì môn nào cũng đòi hỏi tính tự học, nhưng mỗi môn sẽ cần cách học riêng một chút, ví dụ một số môn như:
Anh văn: Nên tạo cho mình một trạng thái thoải mải, có nhiều cách học (nghe nhạc, truyện tranh Tiếng Anh,…) nhưng bạn không nên học lan man, hãy học theo kĩ năng, chủ điểm kiến thức. Nếu qua một lần mà bạn vẫn không nhớ được, đừng quá lo lắng, hãy thử mang nó vào cuộc sống hằng ngày, trộn vào đó tí gì của bản thân. Đặc biệt, học tiềng anh không được ngắt đoạn, không cần học nhiều, nhưng tuyệt đối không để ngắt đoạn nhé!
Vật lí: Thật khó để đưa ra lời khuyên chung, nhưng với tư cách là một người không giỏi Lý, mình nghĩ Bạn nên nắm thật chắc lý thuyết. Mặc dù khi thi đại học chủ yếu là bài tập, nhưng kiến thức cơ bản mỗi phần chính là cây cầu vững chắc giúp Bạn càng về sau càng học ít hơn. Về bài tập, trước tiên Bạn nên làm bài tập tự luận, mất thời gian thực đấy nhưng không phí nếu Bạn làm chọn lọc những bài tổng hợp (của thầy Đỗ Lệnh Điện chẳng hạn). Tiếp theo là làm bài tập trắc nghiệm và cuối cùng là luyện tốc độ, hoàn thiện kĩ năng.
2. Bài kiểm tra thành cơn ác mộng
- Ôn thi quá tải (hậu quả của tính lười biếng và không có kế hoạch): ôn kiểu này thường rất nặng óc mà hiệu quả lại chẳng là bao. Mình đã trải qua “hậu quả” của việc ôn kiểu này nhiều lần nên giờ nhận ra ôn từ từ sẽ tốt hơn nhiều.
- Trước giờ G (khoảng 30’ trước giờ kiểm tra) cố gắng nhồi nhét một cái gì đó trước giờ thi không phải là lựa chọn sáng suốt. Nếu bạn bè quanh xung quanh ôn thi quá căng thẳng trước giờ thi, cố gắng bịt tai nhé kẻo “tẩu hỏa nhập ma”.
3. Tự biến mình thành con mọt sách đích thực
Không tập thể dục thể thao làm cho đầu óc ta lắm lúc mụ mị, nhiều khi, nên dẹp hết sách vở qua một bên nếu không thể học nổi nữa, tự thưởng cho mình điều mình thích. Chẳng hạn như chạy bộ hay nhảy dây sẽ giúp Bạn sang suốt hơn khi quay lại học. (Mình thấy rằng nếu bạn ngồi hơn nửa tiếng thì nên đứng dậy, làm vài động tác thể dục đơn giản, đi bộ loanh quanh khoảng 10-15 phút là tốt nhất. Học qua máy tình thì không nên nhìn quá 30’ và nhìn trong điều kiệu thiếu ánh sáng)
Đối với mình và nhiều bạn nữa đây thực sự là năm cuối rồi, kì thi đại học trước mắt và nhiều nữa những trăn trở tương lai. Nhưng dù làm gì hay đang ở đâu, quan trọng là phải tự tin vào bản thân mình, giữ vững niềm tin, ước mơ và mục tiêu, mình tin là với kho kinh nghiệm thu lượm được, các bạn sẽ tự lựa chọn cho mình con đường phù hợp nhất để đi tới đích.
(Theo Hocmai)