TB:vv Chuẩn bị kiểm tra, đánh giá chuẩn GV Ngoại ngữ

By toan | 15 Tháng Ba, 2013

UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số: 6219/ SGD&ĐT - GDTrH

V/v: Chuẩn bị kiểm tra, đánh giá chuẩn

giáo viên Ngoại ngữ

          Hà Nội, ngày 15 tháng 7năm 2011.

 

Kính gửi:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, trường chuyên biệt trực thuộc Sở.

- Ban giám hiệu các trường THPT, THCS, Giáo dục Thường xuyên và Tiểu học.

 

 

Thực hiện quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Ngoại Ngữ quốc gia 2020”; Quyết định số 4113/QĐ-BGD ĐT ngày 16 tháng 6 năm 2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc triển khai các hoạt động dạy và học Ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập; Công văn số 3051/BGDĐT-ĐANN ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc rà soát, kiểm tra, đánh giá 100% trình độ giáo viên Ngoại ngữ cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo tiêu chí IELTS, TOEFL, FCE hoặc tương đương, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; Ban giám hiệu các trường Trung học Phổ thông; Ban giám hiệu các trường Trung học Cơ sở triển khai một số công việc sau:

 

     1. Xác định việc rà soát, kiểm tra chuẩn giáo viên Ngoại ngữ và đặt kế hoạch từ 2011 đến hết năm 2015, 100% giáo viên Ngoại ngữ đạt chuẩn và trên chuẩn là nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục thủ đô, nhằm nâng cao trình độ dạy và học Ngoại ngữ trong các nhà trường phổ thông;

     2. Thông báo rộng rãi trên trên website và bảng tin của trường, đưa vào nội dung các cuộc họp triển khai kế hoạch dạy học đầu năm của trường, photo nội dung công văn đưa về các tổ Ngoại ngữ để thông tin đến được từng giáo viên Ngoại ngữ về việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá 100% trình độ giáo viên Ngoại ngữ cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết theo tiêu chí IELTS, TOEFL, FCE hoặc tương đương trong toàn thành phố để giáo viên có kế hoạch tự trang bị kiến thức, tự bồi dưỡng, tự kiểm tra trình độ;

3. Ban giám hiệu các trường chuyên biệt trực thuộc, các trường THPT công lập, dân lập, các trường THCS, Giáo dục Thường xuyên và Tiểu học đóng trên địa bàn các quận, huyện, thị xã lập danh sách gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã theođường mạng Internet, sau đó các phòng GD-ĐT tập hợp danh sách chung gửi về Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội theo 03 phụ lục đính kèm:

 a. Danh sách những giáo viên Ngoại ngữ đang trực tiếp giảng dạy

 b. Danh sách những giáo viên Ngoại ngữ thấy mình có đủ năng lực ứng với các tiêu chí trong khung đánh giá trình độ ngôn ngữ của cộng đồng chung Châu  Âu (đối với giáo viên Tiểu học và THCS có trình độ B2 (IELTS 5.5 - 6.5) ; giáo viên THPT có trình độ C1 (IELTS 6.6 - 8.0tình nguyện tham gia thi đợt đầu;

c. Danh sách những giáo viên đã có chứng chỉ IELTS, TOEFL, FCE hoặc tương đương

< Ban giám hiệu các trường chịu trách nhiệm về 03 danh sách trên>

4.Sau khi kiểm tra trình độ, những giáo viên nào chưa đạt chuẩn, các cơ sở Giáo dục tạo điều kiện để giáo viên vẫn tiếp tục giảng dạy nhưng được bố trí thời gian đi học nâng cao trình độ và dự thi lại cho tới khi được công nhận đạt chuẩn.

(Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ kết hợp với một số tổ chức kiểm định và đánh giá chất lượng hỗ trợ kinh phí để các phòng Giáo dục và Đào tạo tập hợp số liệu và sau khi nhận được danh sách giáo viên của 29 quận, huyện, thị xã gửi về, Sở Giáo dục- Đào tạo sẽ mở lớp miễn phí cho toàn bộ giáo viên chưa đạt chuẩn ôn tập, kế hoạch cụ thể sẽ thông báo sau)

       5. Khi nhà trường nhận được kết quả thi của giáo viên, Ban giám hiệu các trường chỉ được phép thông báo trực tiếp cho giáo viên dự thi và lưu trong hồ sơ công chức cũng như lưu trong hồ sơ quản lý của Ban giám hiệu để xếp lớp dạy cho phù hợp, không được công bố rộng rãi, không lấy tiêu chí điểm chuẩn dự thi để xếp thi đua, không làm cho những giáo viên chưa đạt chuẩn hoang mang, ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên.

       6. Miễn kiểm tra và công nhận đạt chuẩn cho những giáo viên sẽ về hưu năm học 2011-2012, 2012-2013 và 2013-2014 còn lại 100% giáo viên dạy tiếng Anh phải có chứng chỉ.

       7. Sau khi triển khai, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức các đoàn gồm các thành viên trong Ban chỉ đạo của thành phố đến các quận, huyện, thị xã, các trường kiểm tra việc thực hiện đề án ngoại ngữ 2020.

Nhận được công văn này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, trường chuyên biệt trực thuộc Sở, Ban giám hiệu các trường: Tiểu học, THCS, THPT, GDTX thực hiện nghiêm túc các quy định trên, khẩn trương gửi danh sách theo mẫu đính kèm về Phòng GD-ĐT để kịp thời triển khai Đề án Ngoại ngữ  2020 của Thủ tướng Chính phủ theo quyết định số 1400 đúng tiến độ.

            Trong quá trình thực hiện, có vấn đề vướng mắc, đề nghị liên lạc trực tiếp với bộ phận thường trực Đề án Ngoại ngữ: đ/c Nguyễn Kim Hiền & đ/c Trịnh Quốc Hách - thư ký đề án để giải đáp kịp thời. ( Email: nguyenkimhien@gmail.comtqhach@hanoiedu.vn )

 

Nơi nhận:

- Nh­ư trên; (để t/h)

- Giám đốc; (để báo cáo)

- L­ưu VT, GDTrH, GDTH, GDTX, BĐH                             

 

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

      Đoàn Hoài Vĩnh

<đã ký>

 

Về chúng tôi

Error

Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, luôn ý thức được trọng trách lớn lao của mình, và không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường THPT chuyên hàng đầu của Việt Nam

Bài viết mới nhất

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam khánh thành không gian học tập xanh

Khánh thành công trình thanh niên sáng tạo của tuổi trẻ trường Ams

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM TIẾP ĐÓN ĐOÀN ỦY BAN GIÁO DỤC QUỐC HỘI PHILIPPINES

Danh mục

Từ khóa

Những bài viết liên quan