Một góc phố Hà Nội quạnh vắng ngày Tết
Trời ấm.
Đào nở hết rồi!
Người Hà Nội “mới”.
Chợ chiều 30.
Chợ vắng.
Ò ó o!
Không mò cắt tiết.
“Nhà người ta,
mâm cao cỗ đầy,
còn cần gì mày nữa gà ơi!
Ở lại với ông,
ở lại với ông,
cho qua cái Tết!”
Duyên đào.
“Cô gì ơi!
Còn 3 cành đào,
cô lấy nốt con để cô tấm lòng!”
Duyên xuân thắm tấm lụa đào phất phơ
Vài tiếng mời í ới
Tưởng như xôn xao
Như những ngày nào
Chưa Tết.
Hay là chưa “mới”?
Người Hà Nội “mới”
“Về thôi con ơi!
Nhà người ta,
ăn hương ăn hoa.
Còn ai?
Thịt mỡ dưa hành,
câu đối bánh chưng?
Về thôi con níu làm chi?”
“Hay chỉ nhà mình thế mẹ nhỉ?
Hai mẹ con quê chẳng đâu xa
Hơn là cái Hà Nội bé tí
Gặp nhau hàng ngày
Mà như xa đi
Không ai trở về
Không ai chờ về
Gặp nhau hàng ngày
Mà lại xa đi…”
Nó sững sờ thấy Tết nhạt dần trong chính tâm tưởng người “Hà Nội gốc”. Nó càng hoang mang hơn khi không biết có chỉ mình nó nhận ra không, hay ai cũng như nó. Tất cả đều đáng sợ. Nếu chỉ mình nó như vậy, nghĩa là nó đang lạc lõng, nó vô cảm và ích kỉ. Nhưng nếu ai cũng như nó thì nghĩa là ngày Tết đang dần mất đi thật rồi. Câu hỏi đặt ra trong đầu nó, nhưng câu trả lời lại trong lòng mọi người. Liệu, nó có một mình trong suy nghĩ ấy không? Liệu còn có thể cứu vãn cái Tết Hà Nội “mới” này hay không?
Phóng viên viết: Tô Hà Anh - Văn 2023
Ảnh: Lê Trung