Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao giải tập thể cho đơn vị có số lượng bài dự thi đông và đạt chất lượng tốt. |
Tham dự buổi lễ có ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại;
Cùng tham dự buổi lễ có ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý, Bộ GD&ĐT; ông Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT; bà Trịnh Hoài Thu - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT; ông Lê Đình Nghị - Phó Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT; ông Trần Văn Lam - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GD&ĐT; bà Vương Hương Giang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội; ông Phạm Quỳnh, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Công an nhân dân.
Các đại biểu tham dự buổi Lễ. |
Đến tham dự chương trình còn có các đồng chí lãnh đạo đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đại diện Lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội. Đặc biệt, chương trình còn có sự hiện diện của các tác giả có tác phẩm đoạt giải.
Tiết mục văn nghệ chào mừng của các em học sinh Trường THPT Việt - Đức (Hà Nội) |
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, các đại biểu dự buổi Lễ chụp ảnh lưu niệm cùng tác tác giả đạt giải. |
Cuộc thi có sức sống, lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện.
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi. |
Cuộc thi được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục; ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với thầy cô, mái trường.
Sau hai tháng phát động, Cuộc thi đã đón nhận sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 80.000 bài dự thi, được gửi qua email và đường bưu điện. Số lượng bài tham gia cho thấy cuộc thi đã có sức sống, lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo độc giả, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của cuộc thi.
Nhiều tác phẩm trình bày công phu, với nhiều ảnh và clip minh họa; các em học sinh tiểu học nắn nót từng nét chữ màu mực tím rất đẹp, tự tay trang trí cho tác phẩm của mình.
Đó là ký ức của cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An về thầy giáo Trần Thọ Đổng - người thầy bình dị, gần gũi, ấm áp và chân thành...
Kỉ niệm của thầy giáo Cao Văn Dũng dẫn dắt đội tuyển Toán với cậu học trò tài năng tên Hoàng Minh Hiếu cùng niềm đam mê cờ vua. Thầy Dũng dành tuổi trẻ của mình với sự nghiệp giáo dục như một hành trình đi qua những bến đỗ khát vọng của học trò.
Hình ảnh về người mẹ làm giáo viên của em Nguyễn Phạm Gia Nhi - học sinh lớp 9A2, Trường Trung học cơ sở Chất lượng cao huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La...
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại và tác giả Đỗ Ngọc Minh Châu, học sinh Lớp 5A3, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. |
Có thể thấy, hình ảnh thầy cô giáo được nhìn từ góc nhìn đa chiều, đa diện, song dù ở góc độ nào, mối quan hệ nào thì các tác phẩm dự thi đều là những hình ảnh đẹp, độc đáo về các thầy cô giáo. Và còn rất nhiều những tấm gương, câu chuyện cảm động về thầy cô và mái trường được gửi gắm trong các tác phẩm. Đó là tâm tình, yêu thương lan toả và năng lượng tích cực mà cuộc thi mong muốn mang đến cho tất cả những ai đã và đang ngồi trên ghế nhà trường.
Minh chứng cho giá trị mà thầy cô và nhà trường dâng hiến
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2011 với tên gọi 'Những kỷ niệm sâu sắc về giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp'. Từ 2018, cuộc thi mang tên 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' và bắt đầu được tổ chức thường niên".
Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đánh giá cuộc thi đã tạo tiếng vang lớn và hiệu ứng tích cực trong các nhà trường nói riêng và xã hội nói chung. |
Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đại diện Ban giám khảo chung khảo cuộc thi, cho biết: "Mỗi thành viên trong ban giám khảo đều nhận thấy, đâu đó, nhà giáo cũng như nhà trường không tránh khỏi vết thương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hình ảnh đẹp đẽ hiện lên lung linh, trong sự khâm phục của trò, ngưỡng mộ của đời. Mỗi tác phẩm dự thi là minh chứng cho giá trị mà thầy cô và nhà trường dâng hiến cho cuộc đời".
Ông Nguyễn Ngọc Ân bày tỏ sự trân trọng đối với các tác giả, tác phẩm dự thi. Ông nhận định, qua mỗi mùa giải, số lượng tác phẩm ngày càng nhiều. Đặc biệt, cuộc thi đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với ngành giáo dục.
Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, cuộc thi đã tạo tiếng vang lớn và hiệu ứng tích cực trong các nhà trường nói riêng và xã hội nói chung. Từ năm 2019 - 2022, cuộc thi tiếp tục được tổ chức và thành công vang dội. Như một làn gió thơm, cuộc thi ngày càng lan tỏa sâu rộng, thu hút hàng triệu giáo viên và học sinh, sinh viên trên mọi miền Tổ quốc tham gia.
Đạo thầy trò của dân tộc sẽ sáng mãi qua các thế hệ
Tại Lễ tổng kết cuộc thi viết “những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”, Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Hồng Thái nhìn nhận, cuộc thi dường như không phải để thi thố về văn chương mà là nơi ghi chép lại những điều tử tế, hy sinh có thực trong đời sống của nhà trường, giáo dục.
Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Công an nhân dân nhìn nhận, cuộc thi là nơi ghi chép lại những điều tử tế, hy sinh có thực trong đời sống của nhà trường, giáo dục. |
Không cần phải là một nhà văn, mỗi thầy cô, mỗi em học sinh của các thế hệ viết về kỷ niệm của mình. Không cứ là nhân vật điển hình, chỉ cần những thầy cô bình dị, chúng ta sẽ có hàng triệu tượng đài bằng chữ viết, những tượng đài có thật sẽ dựng lên bền vững trong trái tim mình, trong trái tim mọi người.
Ông Nguyễn Hồng Thái cũng gửi lời cảm ơn tới ban tổ chức đã phát động một cuộc thi hết sức tốt đẹp, từ đó, giúp gieo mầm, ươm mầm phát triển những cá nhân đang có nhiều đóng góp trong ngành giáo dục; người tốt, việc tốt trong toàn xã hội.
“Rất nhiều câu chuyện cảm động không những truyền tải những hình ảnh đẹp của các thầy, cô mà còn nêu được những tấm gương, truyền cảm hứng cho học sinh.
Ngọn lửa trí tuệ, tình yêu thương và lòng tốt đã được truyền tải qua các bài viết. Đạo thầy trò của dân tộc Việt Nam sẽ sáng mãi qua các thế hệ, truyền thống”, ông Nguyễn Hồng Thái chia sẻ.
Trao 10 giải Khuyến khích:
Ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý, Bộ GD&ĐT và ông Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT trao giải Khuyến khích cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải.
Ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý, Bộ GD&ĐT và ông Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT trao giải Khuyến khích cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải. |
1. Tác phẩm: Nghị lực phi thường của cô giáo mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo
Tác giả: Hoàng Thị Sáu, Giáo viên Trường Tiểu học Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
2. Tác phẩm: “Người thầy vĩ đại”
Tác giả: Nguyễn Trâm Anh, học sinh Lớp 11C6, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
3. Tác phẩm: Hãy viết tiếp ước mơ của thầy, các em nhé!
Tác giả: Vũ Thị Kim Thoa, giáo viên Trường TH&THCS Tân Liên, tỉnh Quảng Trị.
4. Tác phẩm: Nơi tôi tìm về
Tác giả: Nguyễn Khánh Vy, học sinh Lớp 10A1, trường THPT Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
5. Tác phẩm: Bài học sâu sắc
Tác giả: Lê Thị Thu Hiền, giáo viên Trường THPT Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
6. Tác phẩm: Thầy tổng phụ trách trong em!
Tác giả: Trần Hà Giang, học sinh lớp 6A7, Trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
7. Tác phẩm: Người chắp cánh ước mơ
Tác giả: Nguyễn Thị Thảo, giáo viên Trường THCS Tiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
8. Tác phẩm: Người thầy gieo mầm con chữ
Tác giả: Nguyễn Hà Chi, Nguyễn Thị Minh Ngọc, giáo viên Trường THPT Số 2, tỉnh Lào Cai.
9. Tác phẩm: Người Thầy - Dấu xưa
Tác giả: Vũ Thị Thu Hoài, giáo viên Trường THCS Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định.
10. Tác phẩm: Người nâng cánh ước mơ cho em
Tác giả: Đào Thị Ánh Linh, học sinh lớp 9A, Trường THCS Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Trao 6 giải Ba:
Ông Lê Đình Nghị - Phó Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT và bà Trịnh Hoài Thu - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT trao giải Ba cho các tác giả đạt giải.
Ông Lê Đình Nghị - Phó Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT và bà Trịnh Hoài Thu - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT trao giải Ba cho các tác giả đạt giải. |
1. Tác phẩm: Bông xương rồng trên cát
Tác giả: Võ Thị Bê, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định, Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
2. Tác phẩm: Người cô gieo yêu thương nơi đá núi
Tác giả: Phạm Thị Yến, giáo viên trường THCS 19/5 xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
3. Tác phẩm: Người học trò năm ấy
Tác giả: Phạm Thị Hường, giáo viên Trường THCS Phan Đình Phùng, Huyện M’Đrăk, Đăk Lăk.
4. Tác phẩm: Vượt lên số phận
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường THCS Hồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
5. Tác phẩm: Khắc nhẹ hình bóng ấy lên tim
Tác giả: Nguyễn Lê Văn Quỳnh, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
6. Tác phẩm: Cô giáo vùng cao
Tác giả: Võ Ngọc Tường Vy, học sinh lớp 11A3, Trường THPT Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Trao 4 giải Nhì:
Ông Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại và ông Phạm Quỳnh, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải.
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại và ông Phạm Quỳnh, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải Nhì. |
1. Tác phẩm: Hai mươi năm, nơi tình yêu bắt đầu
Tác giả: Nguyễn Thị Liên, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
2. Tác phẩm: Người thầy đầu tiên
Tác giả: Nguyễn Phạm Gia Nhi , học sinh lớp 9A2, trường THCS Chất lượng cao huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
3. Tác phẩm: “Vượt sướng” không khó vì thầy ở bên
Tác giả: Nguyễn Duy Minh, học sinh Lớp 11A1, trường THPT Hàm Yên, Tuyên Quang.
4. Tác phẩm: “Người truyền lửa”
Tác giả: Hoàng Thị Phương, giáo viên Trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Trao 2 giải Nhất:
Ông Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải.
Ông Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải Nhất. |
1. Tác phẩm “Tấm huy chương của Hoàng Minh Hiếu!”
Tác giả: Cao Văn Dũng, giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam (TP Hà Nội).
Chia sẻ với khán giả về tác phẩm, tác giả Cao Văn Dũng cho biết: "Những điều được kể trong tác phẩm vẫn là những điều đơn giản mà tôi làm hàng ngày với các bạn học sinh, với cậu học trò Hoàng Minh Hiếu đã để lại tôi nhiều kỷ niệm sắc sắc về cậu học trò đam mê cờ vua nhưng khi gặp thầy đã đam mê thêm môn Toán và gặt hái được nhiều thành công. Chính vì vậy, mà những kỉ niệm về em khiến tôi không thể quên...".
Qua tác phẩm, thầy Văn Dũng muốn chia sẻ với bạn đọc: "Là một người thầy nhưng tôi rất hiểu những bài học lớn nhất của cuộc đời hoá ra không đến từ sách vở mà nó đến từ niềm tin".
2. Tác phẩm “Hơi ấm toả từ bàn tay”
Tác giả Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT số 2, tỉnh Nghệ An.
Tác giả Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: "Tôi rất bất ngờ, vui mừng. Tuy nhiên, niềm vui lớn nhất hôm nay ngoài giải thưởng ra, là niềm vui muốn dành tặng cho nhân vật trong tác phẩm. Đó là thầy giáo hiệu trưởng của tôi. Năm nay thầy đã 86 tuổi. Tôi đã được thầy dìu dắt, động viên rất nhiều. Sau khi ra trường 3 năm, tôi gần như không tin mình có thể đi thi giáo viên dạy giỏi. Song, thầy giáo đã nói: "Em có thể làm được". Thầy đã đèo tôi đi thi chặng đường 70km. Xin gửi lời tri ân, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với thầy giáo".
Trao giải Nhân vật:
Bà Vương Hương Giang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trao giải nhân vật cho 2 thầy giáo trong tác phẩm đạt giải.
Bà Vương Hương Giang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trao giải nhân vật cho thầy giáo Trần Thọ Đổng, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 3. |
1. Thầy giáo Trần Thọ Đổng, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 3, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An - nhân vật trong tác phẩm: “Hơi ấm tỏa từ bàn tay”
2. Thầy giáo Ma Văn Sản, nguyên giáo viên môn Tiếng Anh, trường THPT số 2 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai – nhân vật trong tác phẩm “Người thầy gieo mầm con chữ”.
Trao 2 giải tập thể:
Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao giải tập thể cho đơn vị có số lượng bài dự thi đông và đạt chất lượng tốt.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội
2. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An
Trao giải dành cho các tác giả có tác phẩm ấn tượng
Bà Vương Hương Giang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội và ông Trần Văn Lam - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GD&ĐT trao thưởng.
Bà Vương Hương Giang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội và ông Trần Văn Lam - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GD&ĐT trao thưởng cho các tác giả có tác phẩm ấn tượng vào vòng Chung khảo. |
1. Tác phẩm: Khoảng lặng
Tác giả: Đỗ Ngọc Minh Châu, học sinh Lớp 5A3, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
2. Tác phẩm: Người truyền cảm hứng và vun đắp những ước mơ cho học trò của mình
Tác giả Nguyễn Thị Hằng, Biên tập viên Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Học viện Chính trị.
3. Tác phẩm: Trong từng nét chữ
Tác giả Phạm Thế Quang, Giáo viên Trường THPT Thới Long, số 144, KV Thới Mỹ, P Thới Long, Q Ô Môn, TP Cần Thơ.
4. Tác phẩm: Kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường
Tác giả: Tạ Nguyễn Minh Châu, Học sinh lớp 7A7 Trường THCS Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Cuộc thi nhận được hơn 80.000 tấm lòng
Tại Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ, cuộc thi không chỉ là cơ hội để các em học sinh thể hiện lòng biết ơn và tình cảm của mình đối với những người đã dìu dắt, mà còn là dịp để những người làm công tác giáo dục nhìn nhận, đánh giá lại giá trị, tầm quan trọng của nghề giáo trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Mỗi tác phẩm là tình cảm, sự tri ân, hồi ức tốt đẹp về thầy cô và mái trường. |
Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, trong thời gian ngắn, cuộc thi thu hút trên 80.000 tác phẩm gửi về. Trong thời gian ngắn như vậy, ban giám khảo đã làm việc trách nhiệm, công tâm và khoa học. Từ đó, chọn lựa ra tác phẩm xứng đáng nhất.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung xây dựng văn hoá học đường, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. Vì thế, cuộc thi nhắm đúng trọng tâm trong giáo dục học sinh hơn bao giờ hết. Số lượng 80.000 tác phẩm dự thi cho thấy, chúng ta luôn có sự hướng thiện, hướng tới sự nhân văn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn cuộc thi ngày càng được lan toả, tiếp tục được tổ chức chất lượng hơn, để thầy cô và mái trường luôn là nỗi nhớ mong của mọi người.
"Tất cả tác giả đều là người chiến thắng. Mỗi tác phẩm là tình cảm, sự tri ân, hồi ức tốt đẹp về thầy cô và mái trường. Mỗi người đặt bút viết về thầy cô và mái trường đều trở nên trong sáng, thánh thiện hơn và có thêm sức mạnh để tiếp tục hành trình. Đó là thành công lớn nhất", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ.
Thứ trưởng đồng thời bày tỏ sự trân trọng với 30 tác giả đoạt giải. Các tác phẩm là những kỷ niệm thiêng liêng, trong sáng làm nên nhân cách của mỗi người. Có thể nói, mỗi năm, có trên 80 nghìn tấm lòng về thầy cô và mái trường được gửi về cuộc thi.
Qua cuộc thi, tình cảm về thầy cô và mái trường luôn là niềm tự hào, nơi các em hướng tới, nơi ươm mầm tương lai, nhân cách, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Do đó, Thứ trưởng bày tỏ sự trân trọng, ghi nhận tất cả tình cảm tốt đẹp của các tác giả đã hướng về thầy cô và mái trường.